Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Diện Tích Nuôi Cá Lóc

Phát Triển Diện Tích Nuôi Cá Lóc
Ngày đăng: 31/07/2013

Hình thành từ năm 1990, Tam Nông (Đồng Tháp) là địa phương có vùng nuôi cá lóc sớm nhất và nhiều nhất của tỉnh. Năm 2012, toàn huyện có 52 hộ nuôi cá lóc với diện tích 60ha, sản lượng gần 14.000 tấn, tập trung nhiều nhất ở xã Phú Thọ gần 30ha, trở thành làng nghề truyền thống của huyện.

Ông Tư Lai ở xã Phú Thọ là một trong những người theo nghề nuôi cá lóc sớm nhất của huyện. Hiện nay, ông nuôi 3.000 m2 mặt nước cá lóc. Ông cho biết, trước kia không có cá lóc giống, chỉ xúc cá ròng ròng để nuôi, thức ăn là các loại cá tạp ngoài tự nhiên rất nhiều. Năm 1997, bắt đầu nuôi cá môi trề cho ăn bằng cá biển, nhưng thịt cá bị tanh. Sau này chuyển sang giống cá lóc đầu nhím mua từ La Ngà, nuôi bằng thức ăn công nghiệp, thịt cá thơm hơn được người tiêu dùng ưa chuộng.

Theo ông, mùa vụ nuôi cá lóc gần như quanh năm, tuy nhiên đến mùa nước thì nghỉ do mùa này cá đồng nhiều, giá cá rẻ, nuôi cá lóc không có lời. Cá lóc thu hoạch được chế biến thành khô hoặc bán cá tươi đi thành phố Hồ Chí Minh và Campuchia. Hiện nay do tình hình dịch cúm gia cầm, dịch bệnh trên đàn gia súc nhiều nên số lượng tiêu thụ cá tăng lên, giá cá lóc cũng tăng khoảng trên dưới 40.000 đồng/kg, có lúc tăng lên 45.000 - 50.000 đồng/kg.

Toàn huyện hiện có 11 cơ sở chế biến khô thủ công, 1 cơ sở chế biến khô bằng máy sấy đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh, các hệ thống chợ, siêu thị ở các đô thị lớn rất ưa chuộng các loại sản phẩm này. Để phát triển ngành nghề nuôi và chế biến khô cá lóc, huyện Tam Nông đang quy hoạch vùng nuôi lên 200ha, phát triển thêm các cơ sở chế biến khô, nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ cá nguyên liệu của huyện, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân.


Có thể bạn quan tâm

Cày Ải Quyết Định Thành Công Vụ Mùa Cày Ải Quyết Định Thành Công Vụ Mùa

Cày ải để phơi đất là một giải pháp kỹ thuật đem lại nhiều lợi ích trong vụ lúa hè thu. Ngoài việc hạn chế mầm bệnh, sâu hại, cày ải còn có tác dụng cải tạo đồng ruộng làm cho đất tơi xốp và tăng độ màu mỡ của đất.

19/03/2013
Nhân Rộng Mô Hình Thâm Canh Lúa 1 Phải 5 Giảm Ở Ninh Thuận Nhân Rộng Mô Hình Thâm Canh Lúa 1 Phải 5 Giảm Ở Ninh Thuận

Vụ Đông Xuân 2012-2013, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm đã thực hiện mô hình trồng thâm canh lúa theo 1 phải, 5 giảm với quy mô 10 ha tại thôn Công Thành, xã Thành Hải.

27/04/2013
Trồng Tiêu Theo Hướng Bền Vững Đem Lại Thu Nhập Cao Trồng Tiêu Theo Hướng Bền Vững Đem Lại Thu Nhập Cao

Nhờ biết cách chăm sóc tiêu theo hướng bền vững mà anh đã giữ được vườn tiêu xanh tốt trong nhiều năm nay. Việc trồng tiêu với nhiều bà con thì là một sự may rủi nhưng với anh thì hoàn toàn chủ động trước dịch bệnh lan tràn trên cây tiêu.

19/08/2013
Hỗ Trợ Hóa Chất Để Phục Vụ Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Thủy Sản Ở Bình Định Hỗ Trợ Hóa Chất Để Phục Vụ Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Thủy Sản Ở Bình Định

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản đồng ý cho Sở NN&PTNT sử dụng hóa chất Chlorine đang dự trữ để thực hiện cơ chế hỗ trợ hóa chất phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2013.

23/03/2013
Nhân Giống Khoai Sọ Bằng Phương Pháp Nuôi Cấy Mô Nhân Giống Khoai Sọ Bằng Phương Pháp Nuôi Cấy Mô

Tỉnh Ninh Bình đang ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô để nhân giống khoai sọ bản địa nhằm chủ động nguồn giống sạch bệnh đáp ứng nhu cầu sản xuất. Khoai được trồng thí điểm tại Hợp tác xã Nông nghiệp Yên Quang, huyện Nho Quan.

29/04/2013