Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Diện Tích Cây Trồng Chịu Hạn Ở Thuận Nam

Phát Triển Diện Tích Cây Trồng Chịu Hạn Ở Thuận Nam
Ngày đăng: 18/06/2014

Về xã Nhị Hà, chúng tôi chứng kiến sự đổi thay nhanh chóng. Giữa mùa nắng hạn, nhưng hoạt động sản xuất ở đây vẫn diễn ra bình thường. Các vùng đất khô cằn, hoang hóa trước đây giờ là những giàn nho, táo, xoài, mít… xanh mướt.

Đến thăm hộ anh Nguyễn Nhiên, ở thôn 3 - nông dân đi tiên phong trong chuyển đổi cây trồng, cho biết: Khu đất của anh rộng 0,5 ha trước đây trồng đủ các loại cây, năm nào có mưa nhiều thì trồng lúa, ít mưa trồng đậu. Sản xuất phụ thuộc vào nước trời nên vụ được, vụ mất, tính ra thu nhập không ổn định.

Cách đây 2 năm, anh về xã Phước Hậu, Phước Thuận (Ninh Phước) học hỏi kinh nghiệm chuyển đổi 2 sào đất sang trồng táo. Năm 2013 cắt 3 lứa táo bán được hơn 100 triệu đồng, tính ra mỗi ha cho thu nhập 500 triệu đồng/năm, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Không riêng gì anh Nhiên, mà ở Nhị Hà còn có nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình cây trồng chịu hạn có hiệu quả, đem lại nguồn thu đáng kể. Với 3 ha đất trồng lúa, đậu, năng suất bếp bênh, cách đây 3 năm hộ ông Nguyễn Kim Anh, ở thôn 2 đã chuyển đổi 1 ha sang mô hình trồng cây mãng cầu, thanh long kết hợp cho thu nhập cao gấp 3 lần so với trồng lúa. Đồng chí Tôn Văn Minh, Chủ tịch UBND xã Nhị Hà, cho biết: Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến nay, toàn xã đã chuyển đổi hơn 50 ha đất màu kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn trái như xoài, táo, ổi, thanh long...

Qua thực tế sản xuất, các loại cây trồng trên phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở địa phương, ít sử dụng nước, có giá trị kinh tế cao, trong đó nổi bật là cây táo đã khẳng định ưu thế vượt trội. Hiện tại, từ Dự án Hỗ trợ Tam nông, Ban Phát triển xã đã thành lập các nhóm đồng sở thích trồng táo để hướng sản xuất trên quy mô lớn. Hội Nông dân xã cũng đã tổ chức cho nông dân tham quan mô hình trồng táo tại hộ anh Nguyễn Nhiên để nhân rộng trên toàn xã.

Phong trào chuyển đổi cây trồng chịu hạn không chỉ phát triển mạnh ở các xã diện tích đất màu lớn như Nhị Hà, Phước Hà, Phước Ninh mà ngay như xã Phước Nam nơi trước đây chủ yếu canh tác lúa nước cũng có xu thế chuyển đổi một phần đất sang trồng các loại cây màu, cây ăn trái. Đồng chí Não Văn Nhủ, Chủ tịch UBND xã, cho biết: Trước đây hầu như toàn bộ đất sản xuất ở địa phương chỉ có trồng lúa nước.

Để nâng cao giá trị trên đơn vị sản xuất, chủ trương của xã là chuyển đổi một số diện tích đất lúa ở gò cao, khó theo nước sang trồng các loại cây chịu hạn. Diện tích táo, nho ở xã vì thế từ chỗ vài ha đến nay đã tăng lên 56 ha. Tất cả các hộ thực hiện mô hình chuyển đổi cây trồng đều thành công. Ngoài cây nho, táo thì gần đây bà con còn đưa vào sản xuất một số loại cây trồng mới. Cụ thể như anh Lê Khánh ở thôn Văn Lâm 4 sử dụng phương pháp tưới nước tiết kiệm sản xuất 1 ha đu đủ, mỗi năm cho thu nhập hơn 100 triệu đồng.

chuyển đổi 2 sào đất sang trồng táo cho thu nhập cao.

Sản xuất nông nghiệp ở Thuận Nam gặp khó khăn do nhiều đồng đất không chủ động nguồn nước, vào mùa khô hạn các hồ đập trên địa bàn, như: Hồ Suối Lớn, hồ Bầu Ngứ, hồ Tân Giang, hồ Sông Biêu, hồ CK7 không tích đủ nước phục vụ sản xuất.

Từ thực tế đó, chủ trương chung của huyện là đẩy mạnh trồng các loại cây chịu hạn, có giá trị kinh tế cao như táo, nho, thanh long, đậu, bắp. Hình thức chuyển đổi là triển khai các mô hình thí điểm sau đó nhân rộng ra. Quá trình chuyển đổi bà con tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, phát huy tiềm năng thế mạnh của từng mùa vụ, vùng đất, từng loại cây trồng nên đạt hiệu quả cao.

Đồng chí Diệp Minh Xuân, Phó Chủ tịch UBND huyện, cho biết: Qua thời gian thực hiện chuyển đổi cây trồng chịu hạn, trên địa bàn huyện đã hình thành được các vùng trồng nho, táo tập trung, khẳng định được tính ổn định và bền vững. Hướng phát triển nông nghiệp của huyện trong thời gian tới là tiếp tục mở rộng diện tích cây trồng chịu hạn, chú trọng liên kết “4 nhà” trong sản xuất, tạo đầu ra ổn định, nâng cao thu nhập cho nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Nguồn Rau Chính Ở Đảo Phú Quý Nguồn Rau Chính Ở Đảo Phú Quý

Nhiều năm về trước, huyện đảo Phú Quý phần lớn phải nhập các loại rau xanh từ Phan Thiết, vào mỗi tuần. Nan giải nhất là mùa bấc cuối năm, thời tiết không mấy thuận lợi, sóng to gió lớn kéo dài, tàu hàng không ra đảo được, nguồn cung rau xanh thiếu trầm trọng. Nỗi lo ấy bây giờ không còn nữa, bởi đảo đã hồi sinh làng trồng rau truyền thống, cung cấp cơ bản cho nhu cầu ở đây…

24/06/2014
Tù Mù Mua Giống, Dân Tây Nguyên Đổ Xô Trồng “Tiêu Lạ” Tù Mù Mua Giống, Dân Tây Nguyên Đổ Xô Trồng “Tiêu Lạ”

Nhiều người dân Tây Nguyên đua nhau trồng giống “tiêu lạ” với gốc ghép có nguồn gốc ngoại lai là cây trầu amazon. Trong khi đó, năng suất, chất lượng và khả năng chống sâu bệnh của gốc ghép này chưa được cơ quan chức năng kiểm định.

03/06/2014
Ngôi Nhà Của Nông Dân Thành Đạt Ngôi Nhà Của Nông Dân Thành Đạt

Ngày 2.6, Hội nông dân (ND) tỉnh Hưng Yên đã tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” (CLB ND SXKD). Nhiều người kỳ vọng CLB sẽ là ngôi nhà chung, sân chơi bổ ích của những nhà nông thành đạt.

03/06/2014
Hiệu Quả Của Hệ Thống Tưới Nước Theo Công Nghệ Israel Hiệu Quả Của Hệ Thống Tưới Nước Theo Công Nghệ Israel

Hệ thống tưới nước theo công nghệ Israel đã được áp dụng thành công ở nhiều được phương. Đặc biệt hệ thống này có thể áp dụng với nhiều loại cây như: Cà phê, tiêu, bưởi da xanh, ca cao, thanh long, các loại hoa như hoa ly, cát tường... Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã đưa hệ thống tưới vào canh tác cây cọ dầu, cây cao su, bắp, mía đường... tại Lào và Campuchia với kết quả tăng năng suất, chất lượng cây trồng rất tốt.

24/06/2014
Nâng Cao Giá Trị Gia Tăng Hàng Nông Lâm Thủy Sản Nâng Cao Giá Trị Gia Tăng Hàng Nông Lâm Thủy Sản

Mục tiêu là phấn đấu đến năm 2020, GTGT các ngành hàng nông lâm thủy sản tăng bình quân 20% so với hiện nay. Cụ thể, đối với một số ngành hàng chủ lực như gạo tăng 20%, cà phê tăng 13%, chè tăng 30%, thủy sản tăng 20%... Tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản giảm 50% so với hiện nay.

03/06/2014