Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển đàn vịt trên đất sen hồng

Phát triển đàn vịt trên đất sen hồng
Ngày đăng: 26/09/2015

Trong đó, con vịt được đặc biệt quan tâm phát triển và xây dựng thương hiệu trên vùng đất sen hồng.

PV NNVN có cuộc trao đổi với ông Phạm Minh Thiện (ảnh), GĐ Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May về vấn đề này.

Ông có thể cho biết về tiềm năng, lợi thế của đàn vịt Đồng Tháp?

Trong 5 nhóm ngành hàng phục vụ tái cơ cấu, thì con vịt được ưu tiên lựa chọn. Đồng Tháp là địa bàn SX lúa với truyền thống chăn nuôi vịt thịt, vịt chạy đồng (vịt đẻ) lâu đời, với hơn 7 triệu con mỗi năm, đứng thứ ba cả nước, sau tỉnh Thái Bình và Kiên Giang. Chất lượng thịt vịt chạy đồng thơm, ngon, săn chắc hơn vịt nuôi công nghiệp, được tiêu thụ trên phạm vi cả nước và chưa bao giờ có tình trạng dội chợ.

Là tỉnh vùng trọng điểm SX lúa ở ĐBSCL, mỗi năm Đồng Tháp SX hơn 500.000 ha/3 vụ. Hầu hết được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp nhưng tỷ lệ lúa thất thoát khoảng 7%, có nơi lên tới 10%. Với sản lượng lúa thu hoạch hằng năm đạt 3,3 triệu tấn, tỷ lệ lúa thất thoát trên đồng khi thu hoạch lên tới hàng trăm ngàn tấn, không thể thu hồi được. Chỉ có con vịt mới ăn được số lúa này. Không nuôi vịt, không thả vịt vào ruộng ăn thì lãng phí nguồn thức ăn rất lớn.

Theo tôi, để phát triển ngành vịt cần thành lập tổ hợp tác hay HTX nuôi vịt khoảng 30 - 50 hộ, nâng tổng đàn lên vài chục ngàn con. Từ đó giá đầu vào cho ngành vịt sẽ giảm đáng kể, riêng thức ăn, Cỏ May có thể cung cấp về một đầu mối giảm 40.000 đồng/bao tức 1.000 đồng/kg, thức ăn đó là con số rất lớn và tác động hiệu quả lên giá thành.

Dây chuyền SX thức ăn chăn nuôi của DN Cỏ May

Ngoài việc thành lập HTX thì các nhà SX thuốc thú y thủy sản và thức ăn chăn nuôi sẵn sàng nhảy vào bán với giá thấp. DN hay nhà quản lý dễ kiểm soát và hỗ trợ chuyên môn cho người chăn nuôi.

Bên cạnh đó, đầu ra sản phẩm trứng vịt được tập trung về một chỗ nên tiêu thụ giá cao hơn so với kiểu buôn bán nhỏ lẻ. Rõ ràng việc liên kết để tạo ra những mô hình SX lớn là một một lợi ích, tái cơ cấu con vịt là hợp lý.

Cỏ May có chính sách gì để góp phần phát triển đàn vịt ở địa phương?

Trong đề án tái cơ cấu ngành vịt của tỉnh, Cỏ May rất sẵn lòng và chỉ đợi lệnh là chúng tôi sắn tay nhập cuộc ngay với một tâm thế hết sức sẵn sàng miễn sao sự liên kết này diễn ra một cách thiết thực hiệu quả.

Không riêng về lợi ích của bà con nông dân, không riêng về tái cơ cấu mà DN cũng là ngươi thụ hưởng lợi ích đó. Chúng tôi sẽ làm việc trực tiếp với các HTX, đưa sản phẩm thức ăn Cỏ May cho nông dân, làm gia tăng hiệu quả của chuỗi liên kết SX.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, ngành chăn nuôi Việt Nam nói chung, nuôi vịt nói riêng, ngày càng đối mặt sự cạnh tranh gay gắt. Ông đánh giá thế nào về điều này?

Giải pháp phát triển đàn vịt cần phải sắp xếp, tổ chức SX một cách hợp lý. Thành lập chuỗi liên kết chặt chẽ với nhau, tiết kiệm và khai thác đối đa những lợi thế của nó. SX có hiệu quả thì sẽ ngày càng thu hút bà con chăn nuôi tham gia chuỗi.

Muốn xây dựng thương hiệu vịt sạch, thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe thì nhà SX thức ăn chăn nuôi phải đăng ký chứng nhận VSATTP có thể truy xuất nguồn gốc... HTX SX theo tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng hình ảnh uy tín cho nông dân.

Ông có thể giới thiệu đôi nét về Cỏ May?

Hơn 30 năm trước, từ tổ hợp tác SX xà bông Cỏ May, thương hiệu Cỏ May đã ra đời. Năm 1988, Cỏ May nhanh chóng đầu tư một nhà máy xay xát, chế biến lương thực. Hoạt động trên hai lĩnh vực XK và nội tiêu.

Nuôi vịt chạy đồng ở Đồng Tháp

Đến năm 2004 người dân ĐBSCL đã ươm giống nhân tạo cá tra và XK sản phẩm này ra nhiều nước trên thế giới, Cỏ May đầu tư một nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản công nghiệp với công suất 120.000 tấn/năm tại khu công nghiệp Sa Đéc (Đồng Tháp) với dây chuyền SX ngoại nhập, đáp ứng nhu cầu nuôi thuỷ sản trong vùng.

Tuy vậy, Cỏ May đã vượt lên và khẳng định được thương hiệu chinh phục được lòng tin của khách hàng. Mới đây, chúng tôi tiếp tục đầu tư thêm một nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản, với vốn đầu tư 180 tỷ đồng, công suất 300.000 tấn/năm tại KCN Sông Hậu, huyện Lai Vung (Đồng Tháp).

Đồng thời mở rộng sang thức ăn cho cá lóc và các loại cá có vẩy khác. Với những thuận lợi đang có và sự tín nhiệm ngày càng cao của khách hàng, Cỏ May tiếp tục mở rộng chế biến lương thực với một phân xưởng có công suất 80.000 tấn/năm ở huyện Châu Thành, Đồng Tháp chế biến gạo cao cấp.

Ưu thế của Cỏ May nằm ngay vùng nguyên liệu tấm, cám và phụ phẩm lúa gạo rất lớn và tự chủ được về mặt chất lượng SX thức ăn chăn nuôi. Đó là nguyên nhân giúp Cỏ May đầu tư vào lĩnh vực này.

Xin cảm ơn ông!


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Cá Bớp Phát Triển Mạnh Mô Hình Nuôi Cá Bớp Phát Triển Mạnh

2 năm trở lại đây, mô hình nuôi cá bớp (hay còn gọi là cá bóp) trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã phát triển mạnh. Toàn huyện có khoảng gần 460 hộ nuôi. Chủ yếu nuôi tập trung tại xã đảo Vạn Thạnh và thị trấn Vạn Giã.

20/06/2014
Trồng Đậu Nành Trên Đất Lúa, Lợi Nhuận 1,7 Triệu Đồng/công Trồng Đậu Nành Trên Đất Lúa, Lợi Nhuận 1,7 Triệu Đồng/công

Trên 5 công đất lúa, nông dân Lê Văn Danh (ấp An Nhơn, xã Lương Phi, Tri Tôn, An Giang) thử nghiệm chuyển đổi trồng đậu nành, với 4 loại giống triển vọng: VĐ19, HLĐN29, HL07-15, 17A. Sau 3 tháng canh tác, ông Danh thu hoạch được 200 kg/công, bán 17.000 đồng/kg, thu lợi nhuận gần 1,7 triệu đồng/công.

20/06/2014
Thông Báo Về Việc Thay Đổi Thông Tin Trong Chứng Thư Cấp Cho Lô Hàng Thủy Sản Xuất Khẩu Thông Báo Về Việc Thay Đổi Thông Tin Trong Chứng Thư Cấp Cho Lô Hàng Thủy Sản Xuất Khẩu

Việc liên tục gặp vướng mắc, đề nghị bạn hàng gửi thư xác nhận không những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động XK của chính DN mà còn ảnh hưởng tới uy tín của NAFIQAD đối với cơ quan thẩm quyền của nước NK, phát sinh thêm nguồn lực, thời gian của NAFIQAD để giải quyết các vụ việc.

26/11/2014
Hệ Lụy Phát Triển “Nóng” Cây Thanh Long Hệ Lụy Phát Triển “Nóng” Cây Thanh Long

Nhiều năm qua, thanh long trở thành loại cây trồng “ưa chuộng” của nông dân tỉnh Bình Thuận. Dù giá cả có lúc trồi sụt nhưng về tổng thể, trồng thanh long hiện vẫn cho thu nhập cao gấp 3 - 5 lần so với trồng lúa và cao gấp hàng chục lần so với một số loại hoa màu khác.

20/06/2014
Nhập Khẩu Thủy Sản Của Nga, Ukraina Giảm Mạnh Nhập Khẩu Thủy Sản Của Nga, Ukraina Giảm Mạnh

Trong 9 tháng đầu năm 2014, khối lượng thủy sản NK vào Nga giảm 19,2%, trong khi thủy sản XK sang Ukraine giảm 58%. Ngày 7/8/1014, Nga ban hành lệnh cấm NK thực phẩm từ Australia, Canada, EU, Mỹ và Na Uy.

26/11/2014