Phát Triển Đàn Cá Tra Bố Mẹ Hậu Bị Tốt Ở An Giang

Sau khi thực hiện thành công dự án "Phát triển đàn cá tra bố mẹ hậu bị tốt" Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã phát tán 5.600 cá tra bố mẹ hậu bị có lý lịch rõ ràng, ngoại hình hoàn chỉnh, không đồng huyết, cận huyết cho 3 cơ sở sản xuất cá tra bột trong tỉnh và sẵn sàng cung cấp tiếp 4.000 con cho các cơ sở sản xuất cá tra bột có yêu cầu thay đổi đàn cá bố mẹ, nhằm tạo đàn cá bố mẹ hậu bị tốt để cung cấp con giống chất lượng cao cho ngư dân thả nuôi, góp phần hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm cá tra An Giang. Số lượng cá tra bố mẹ hậu bị tốt này có được từ Dự án "Phát triển đàn cá tra bố mẹ hậu bị tốt" do kỹ sư Nguyễn Thị Ngọc Trinh - Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản An Giang thực hiện từ tháng 6/2010 đến nay tại trại giống Bình Thạnh (huyện Châu Thành).
Sau 3 năm nghiên cứu từ 3 quần đàn cá tra bố mẹ của Trung tâm giống Thủy sản An Giang, nguồn cá của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II và cá tự nhiên nhập về từ Campuchia, đã cho ra 20.000 con cá tra bố mẹ hậu bị có lý lịch rõ ràng, ngoại hình hoàn chỉnh, không đồng huyết, cận huyết.
Trong quá trình nghiên cứu vào năm 2011, Trung tâm đã sản xuất được 3.600 con cá tra bố mẹ hậu bị với trọng lượng từ 1,1 kg - 1,3 kg/con. Năm 2012, sản xuất thêm 17.500 con với trọng lượng tương đương. Trung tâm đã giữ lại 10.000 con phục vụ sản xuất con giống.
Có thể bạn quan tâm

Chia tách từ năm 2008, lúc đó, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, có gần 30% hộ nghèo, đời sống văn hóa tinh thần còn thiếu thốn. Thế nhưng, đến thời điểm này, dù vẫn chưa hết khó khăn, nhưng xã đã có sự phát triển khá toàn diện, từng bước xây dựng nông thôn mới.

Hiện trên nhiều cánh đồng mía trong tỉnh, nông dân đang tất bật bước vào vụ thu hoạch. Tại huyện Phụng Hiệp, dạo quanh nhiều tuyến kênh chính và nội đồng, đâu đâu cũng bắt gặp nụ cười phấn khởi của nông dân vì mía trúng mùa, bán được giá và cho nguồn lợi nhuận hấp dẫn.

Trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang về tình hình sản xuất, giá thu mua mía nguyên liệu trong thời gian qua, đồng thời triển khai kế hoạch sản xuất trong thời gian tới, ông Nguyễn Hoàng Ngoan (ảnh), Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco), cho biết:

Dù phần thịt, ruột và hạt bên trong và cách dùng phổ biến nhất của trái bo bo cũng giống như bí đao là dùng để nấu canh thịt. Thế nhưng hương vị của canh bo bo rất đặc biệt và hoàn toàn khác hẳn: Nước ngọt thanh và tỏa mùi thơm nhẹ như dưa hấu.

Những năm gần đây, nghề nuôi tôm không còn nhộn nhịp, rầm rộ như trước vì dịch bệnh liên tiếp xảy ra khiến nông dân chán nản, kiệt quệ. Thế nên thành công của một số mô hình nuôi tôm theo hướng an toàn dịch bệnh đã và đang mang lại sức sống mới cho nghề nuôi tôm…