Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển đàn bò theo hướng công nghệ cao

Phát triển đàn bò theo hướng công nghệ cao
Ngày đăng: 28/08/2015

Thực hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy về việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong chăn nuôi, huyện Phú Tân (An Giang) đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân phát triển đàn bò lai cao sản ở địa phương, góp phần giúp nông dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Hiệu quả kinh tế cao

Thời gian qua, huyện đã hỗ trợ tiền vận chuyển, vaccine tiêm phòng cho 300 con bò thịt và chi phí gieo tinh cho bò cái lai. Đồng thời, hỗ trợ cho bà con vay vốn 10 triệu đồng/con bò cái sinh sản, với lãi suất 0% trong 2 năm. Lãnh đạo UBND huyện Phú Tân và một số ngành chức năng huyện cũng đã khảo sát thực tế một số mô hình nuôi bò lai trên địa bàn huyện.

Theo đó, đoàn đã đi tham quan thực tế mô hình nuôi bò của hộ ông Nguyễn Văn Sánh (thị trấn Chợ Vàm) và hộ ông Dương Hoài Phong (xã Phú An). Hai hộ này thường xuyên nuôi từ 8 đến 12 con bò theo mô hình nuôi bò thịt và bò sinh sản, thường xuyên đổi mới trong chăn nuôi và áp dụng tiến bộ kỹ thuật để phát triển kinh tế. “So với nuôi bò thường, bò lai rất dễ chăm sóc, thức ăn chủ yếu là rơm ủ, bã rau muống, cây chuối… Đàn bò của tôi đang sinh trưởng và phát triển tốt”- ông Sánh hồ hởi.

Sau khi khảo sát, lãnh đạo UBND huyện đánh giá nuôi bò là một trong những mô hình mới, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế, giúp nhiều hộ trên địa bàn huyện thoát nghèo. Để mô hình nuôi bò phát triển hiệu quả, lãnh đạo UBND huyện Phú Tân yêu cầu các hộ nuôi cần thực hiện đúng các quy trình mà ngành chức năng đã khuyến cáo.

Đồng thời, giao nhiệm vụ cho các ngành chức năng huyện theo sát, hướng dẫn các chủ hộ cách thức nuôi, quy trình chăn nuôi bò thịt và bò sinh sản; định kỳ tiêm chủng phòng ngừa một số loại bệnh trên đàn gia súc như tụ huyết trùng... để không gây ra thất thoát cho những hộ nuôi. Từ đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân ở địa phương.

Gắn với giảm nghèo

Vốn là hộ nghèo, không có đất sản xuất ở địa phương, nhưng nhờ được UBMTTQVN huyện hỗ trợ mua 2 con bò, gia đình ông Tăng Văn Bé (ấp Tân Phú, xã Phú Lâm) đã vươn lên thoát nghèo và có thu nhập ổn định. “Cách đây hai năm, gia đình tôi được hỗ trợ mua 2 con bò, với số tiền 29 triệu đồng, sau 6 tháng nuôi bán được 41 triệu đồng. Không dừng ở đó, tôi tiếp tục đầu tư 42 triệu đồng mua thêm 2 con bò, sau đó bán được 53 triệu đồng. Như vậy, sau 10 tháng nuôi, trừ hết chi phí, lợi nhuận thu được khoảng 23 triệu đồng”- ông Bé chia sẻ.

Cùng được hỗ trợ 30 triệu đồng để mua 2 con bò, ông Cao Văn Cuôi (ấp Phú Đông, xã Phú Long) mạnh dạn tham gia học lớp kỹ thuật chăn nuôi bò ở địa phương. Trong quá trình nuôi, ông Cuôi cũng gặp không ít khó khăn, nhưng được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền địa phương cùng việc áp dụng kiến thức được học qua lớp tập huấn nên ông Cuôi ngày càng thành thạo các kỹ thuật nuôi bò. “Tôi đã áp dụng các kỹ thuật được học vào khâu chuẩn bị chuồng trại trước khi đem bò về, quan trọng là chọn nơi rộng rãi thoáng mát.

Đặc biệt, phải đảm bảo vệ sinh môi trường không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh, giúp bò được mạnh khỏe, không bị bệnh bất thường”- ông Cuôi phân tích. Sau 12 tháng nuôi, khi xuất bán 2 con bò được 55 triệu đồng, trừ chi phí, ông Cuôi thu lợi nhuận 21 triệu đồng. Theo ông Cuôi, mô hình nuôi bò vỗ béo có lợi nhuận cao, nên từ đồng lãi có được đã đầu tư mua lại 1 con bò để tiếp tục nuôi bò vỗ béo. Số tiền còn lại thì hoàn trả vốn cho UBMTTQVN huyện Phú Tân để có thể giúp những hộ khác vươn lên thoát nghèo.

“Trong quá trình nuôi, chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ, tiêm phòng trước giai đoạn vỗ béo. Đặc biệt, phải có khẩu phần ăn hợp lý, giảm mức tiêu tốn thức ăn, từ đó rút ngắn thời gian nuôi nhưng thu được tối đa khối lượng thịt qua quá trình vỗ béo, nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng lợi nhuận”.


Có thể bạn quan tâm

Hội Thi Triển Lãm Bò Sữa Thành PhốHồ Chí Minh Lần IV Năm 2013 Hội Thi Triển Lãm Bò Sữa Thành PhốHồ Chí Minh Lần IV Năm 2013

Ngày 27/11/2013, tại Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố đã tổ chức buổi họp báo "Hội thi – Triển lãm Bò sữa Thành phố Hồ Chí Minh lần IV - năm 2013". Được biết, hiện nay tổng số lượng bò sữa của TP khoảng 90.000 con, với chu kỳ cho sữa trung bình hàng năm là 6000 lít/con/chu kỳ cho sữa.

30/11/2013
Tạo Đột Phá Từ Vùng Sản Xuất Tập Trung Tạo Đột Phá Từ Vùng Sản Xuất Tập Trung

Cách đây gần 10 năm, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã quy hoạch, phát triển khu chăn nuôi tập trung với diện tích hơn 50ha.

30/11/2013
Hướng Đi Mới Trong Sản Xuất Lạc Ở Nghi Long (Nghệ An) Hướng Đi Mới Trong Sản Xuất Lạc Ở Nghi Long (Nghệ An)

Nghi Long (Nghi Lộc - Nghệ An) là địa phương vốn có truyền thống trồng lạc thương phẩm, nhưng từ khi tham gia liên minh sản xuất và tiêu thụ lạc giống thuộc “dự án cạnh tranh nông nghiệp”, bà con ở đây không chỉ có thêm thu nhập mà mở ra hướng làm ăn mới.

30/11/2013
Quản Lý Và Phát Triển Nhãn Hiệu Tập Thể “Nấm Thái Nguyên” Quản Lý Và Phát Triển Nhãn Hiệu Tập Thể “Nấm Thái Nguyên”

Ngày 27-11, Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ tổ chức Hội nghị quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Nấm Thái Nguyên”. Tham dự có 70 hộ sản xuất nấm tại 5 xã, thị trấn gồm: Phấn Mễ, Động Đạt, Yên Trạch, Đu và Giang Tiên.

30/11/2013
Trồng Nấm Vụ Đông Trồng Nấm Vụ Đông

Tham quan mô hình trồng nấm rơm trái vụ do Trung tâm KN-KN Bắc Ninh phối hợp Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp) tổ chức tại xã Bình Dương, huyện Gia Bình, chúng tôi thấy sự phấn khởi của nông dân.

30/11/2013