Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Đàn Bò Phụ Thuộc Nguồn... Tinh Ngoại!

Phát Triển Đàn Bò Phụ Thuộc Nguồn... Tinh Ngoại!
Ngày đăng: 03/06/2013

Để lai tạo và cải thiện chất lượng đàn bò thịt, những năm qua nước ta đã tiến hành thụ tinh nhân tạo (TTNT) cho bò. Tuy nhiên, nguồn cung trong nước còn hạn chế, nước ta ngày càng phụ thuộc vào nguồn tinh nhập khẩu.

Trả lời phỏng vấn phóng viên NTNN, ông Nguyễn Xuân Dương- Phó Cục trưởng phụ trách Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết: TTNT bò có những ưu điểm là tăng nhanh về tiến bộ di truyền và cải tiến giống bò góp phần nâng cao năng suất, chất lượng thịt sữa và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò.

Một bò đực giống thông qua TTNT có thể phối giống cho 250- 300 bò cái so với giao phối trực tiếp thì chỉ được 25- 30 bò cái. TTNT khắc phục được sự chênh lệch tầm vóc, khối lượng cơ thể khi phối giống tự nhiên; tránh được những bệnh lây lan trực tiếp qua đường phối giống tự nhiên.

Một số liệu của Cục Chăn nuôi công bố gần đây cho thấy, chúng ta ngày càng phải nhập khẩu nhiều tinh bò từ nước ngoài. Con số cụ thể như thế nào, thưa ông?

- Ngoài nguồn tinh sản xuất trong nước, hàng năm các đơn vị, các tỉnh nhập về một số lượng tinh tương đối lớn như năm 2011 là trên 400.000 liều; năm 2012 là 550.000 liều, trong đó bò thịt xấp xỉ 200.000 liều. Tính từ đầu năm 2013 đến nay số lượng tinh nhập về đã đạt 311.000 liều và chủ yếu là tinh bò thịt chất lượng cao.

Chăn nuôi bò là một trong những mũi nhọn ở nước ta, vậy vì sao trong nước vẫn chưa chủ động được việc sản xuất tinh bò, thưa ông?

- Hiện chúng ta chỉ có duy nhất một cơ sở là Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada (Ba Vì) sản xuất được tinh bò. Hàng năm, Trạm nghiên cứu này sản xuất tinh đông lạnh cung cấp cho cả nước với số lượng trên 500.000 liều, trong đó số lượng tinh bò sữa chỉ chiếm trên 30%, còn lại là tinh bò thịt. Hầu hết tinh bò thịt và một phần đáng kể tinh bò sữa sử dụng trong sản xuất hiện nay là do Trạm Nghiên cứu sản xuất và cung ứng.

Hiện nay, trạm nghiên cứu này đã được xây dựng khá hoàn chỉnh với dây chuyền và khả năng sản xuất ra hàng triệu liều tinh đủ đáp ứng thoả mãn nhu cầu tinh đông lạnh bò thịt cho 63 tỉnh thành trong cả nước. Song trước mắt, do năng lực sản xuất tinh ở đây còn hạn chế, nên chúng ta vẫn còn phải phụ thuộc vào nguồn tinh nhập khẩu.

Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc cải tạo chất lượng đàn bò thông qua TTNT. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai TTNT cũng bộc lộ nhiều hạn chế, thưa ông?

- Đúng vậy. Hệ thống quản lý nhà nước về chăn nuôi từ T.Ư đến địa phương còn chưa có sự thống nhất đồng bộ, thiếu cán bộ quản lý và kỹ thuật chăn nuôi, nên quản lý nhà nước và chỉ đạo sản xuất, quản lý hệ thống và ghi chép TTNT còn nhiều bất cập.

Tại nhiều địa phương, chăn nuôi bò hiện nay chủ yếu là chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ, phân tán; nhận thức của người dân về vai trò và lợi ích của biện pháp TTNT trong phát triển chăn nuôi còn hạn chế. Ngoài ra, một số địa phương có triền đê và bãi chăn thả, việc chăn nuôi bò ở nông hộ theo hình thức chăn thả, tận dụng, trong khi số lượng thấp.

Một vấn đề nữa là do giá phối giống cao gây khó khăn cho người chăn nuôi. Đặc biệt, mức hỗ trợ tiền công phối giống cho 1 con bò có chửa trung bình khoảng 50.000- 100.000 đồng/con đối với đồng bằng là phù hợp nhưng ở những huyện miền núi do giao thông đi lại khó khăn, khoảng cách đến địa điểm phối giống TTNT xa, giá xăng dầu liên tục lên cao, chi phí bảo quản tinh rất cao, nhưng nhiều tỉnh chưa có chính sách động viên, khuyến khích những người làm công tác này.


Có thể bạn quan tâm

Đặc sản Việt đại hạ giá vẫn lép vế trước trái cây ngoại Đặc sản Việt đại hạ giá vẫn lép vế trước trái cây ngoại

Từ bòn bon, măng cụt, bơ đến cả mãng cầu (na) trong nước đều đang lép vế hoàn toàn so với các loại trái cây nhập khẩu cùng loại.

25/07/2015
Bệnh trắng lá mía hoành hành Bệnh trắng lá mía hoành hành

Bệnh trắng lá mía do dịch khuẩn bào Phytoplasma gây ra. Đây là bệnh nguy hiểm trên cây mía và chưa có thuốc BVTV đặc trị.

25/07/2015
Thoát nghèo, thành triệu phú nhờ... gấc Thoát nghèo, thành triệu phú nhờ... gấc

Từ vùng đất cằn cỗi, trồng nhiều loại cây nhưng không thu lại lợi ích kinh tế cao, nhiều nông dân tại huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây gấc, bước đầu đã vươn lên làm giàu từ mảnh đất của mình.

25/07/2015
Chè, cà phê, trái cây khó cạnh tranh thị trường quốc tế Chè, cà phê, trái cây khó cạnh tranh thị trường quốc tế

Hàng loạt các sản phẩm nông nghiệp như lúa gạo, cà phê, trái cây đã có bước tiến khi dần chuyển dịch sang sản xuất chất lượng cao. Tuy nhiên, chất lượng vẫn ở mức thấp và khó cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

25/07/2015
Chuẩn bị chè giống thay thế chè bị chết do hạn Chuẩn bị chè giống thay thế chè bị chết do hạn

Đợt nắng gắt tháng 6 vừa qua đã làm cho hơn 300 ha chè của huyện Anh Sơn, Nghệ An bị xóa sổ. Nông dân nơi đây đang tích cực ươm chè giống để "lấp đầy" diện tích chè bị thiệt hại.

25/07/2015