Phát Triển Cao Su Theo Hướng Bền Vững

Ngày 29/10, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Phương chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương về quy hoạch, phát triển cây cao su trong toàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Tính đến tháng 7/2013, toàn tỉnh có 42.552 ha cao su, nhiều nhất ở Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân… Hầu hết diện tích cao su đều sinh trưởng tốt, năng suất cao su năm 2012 bình quân đạt 15,08 tạ/ha, tăng gần 3 tạ/ha so với năm 2005.
Cây cao su đứng vị trí thứ hai so với với cây lúa về giá trị sản xuất cũng như xuất khẩu. Những năm qua, người dân tự phát mở rộng diện tích cao su, bình quân hàng năm phát triển 4.000 ha…
Từ nay đến năm 2020, Bình Thuận sẽ phát triển thêm 9.473 ha cao su. Trong đó, khoảng 1.434 ha chuyển từ đất rừng trồng sang trồng cao su, diện tích còn lại là đất trồng cây lâu năm kém hiệu quả. Tuyệt đối không phá rừng tự nhiên trồng cao su.
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Phương khẳng định, cao su là loại cây trồng lợi thế của tỉnh, việc quy hoạch phát triển cây cao su là rất cần thiết. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả kinh tế, cây cao su vẫn còn phát triển tự phát; các cơ sở thu mua, chế còn nhỏ lẻ, rải rác.
Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý các sở, ngành, địa phương tập trung gia tăng công suất chế biến để đáp ứng sản lượng mủ thu hoạch tăng thời gian tới. Ưu tiên xem xét các dự án đầu tư mới, công suất lớn trên 2.000 tấn/năm; các dự án nâng cấp cơ sở chế biến để qua đó nâng chất lượng sản phẩm…
Có thể bạn quan tâm

Mới đây, tại xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định), Hội Cựu chiến binh (CCB) xã đã triển khai một mô hình nuôi trồng hải sản mới, đó là nuôi ghẹ xanh thương phẩm trên biển. Mô hình nhằm mục đích tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho hội viên CCB ở địa phương.

Vào mùa này của khoảng 4 - 5 năm trước, trên tỉnh lộ ĐT 615, qua địa phận huyện Tiên Phước, cảnh mua bán chuyên chở cau tươi hối hả ngược xuôi. Đây là thời điểm mà gần như vườn nhà nào ở các xã Tiên Cẩm, Tiên Lãnh (Tiên Phước) đều trồng cau.

Trên 10 năm gắn bó với cây sầu riêng, ông Đặng Văn Lai ở ấp 3, xã Long Trung, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã ổn định cuộc sống thông qua việc xử lý sầu riêng nghịch vụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo thống kê mới nhất của ngành nông nghiệp tỉnh, tính đến chiều qua 30.7 toàn tỉnh đã có hơn 256ha lúa hè thu chính vụ bị chuột gây hại, tăng 85ha so với cách đây 2 tuần. Được biết, số diện tích lúa nêu trên có tỷ lệ hại bình quân 5 - 10%, riêng một số vùng ở các huyện Điện Bàn, Hiệp Đức, Đại Lộc tỷ lệ bị chuột phá hại lên đến 20%.

Cụ thể, ngân sách Trung ương sẽ ưu đãi đầu tư từ 50% đến 100% đối với các hạng mục thiết yếu của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão (bao gồm: kè bờ, kè chắn sóng, chắn cát; nạo vét luồng ra vào cảng, vùng nước neo đậu tàu; hệ thống phao tiêu, báo hiệu, đèn tín hiệu, hệ thống thông tin liên lạc chuyên dùng)…