Phát Triển Cao Su Theo Hướng Bền Vững

Ngày 29/10, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Phương chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương về quy hoạch, phát triển cây cao su trong toàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Tính đến tháng 7/2013, toàn tỉnh có 42.552 ha cao su, nhiều nhất ở Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân… Hầu hết diện tích cao su đều sinh trưởng tốt, năng suất cao su năm 2012 bình quân đạt 15,08 tạ/ha, tăng gần 3 tạ/ha so với năm 2005.
Cây cao su đứng vị trí thứ hai so với với cây lúa về giá trị sản xuất cũng như xuất khẩu. Những năm qua, người dân tự phát mở rộng diện tích cao su, bình quân hàng năm phát triển 4.000 ha…
Từ nay đến năm 2020, Bình Thuận sẽ phát triển thêm 9.473 ha cao su. Trong đó, khoảng 1.434 ha chuyển từ đất rừng trồng sang trồng cao su, diện tích còn lại là đất trồng cây lâu năm kém hiệu quả. Tuyệt đối không phá rừng tự nhiên trồng cao su.
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Phương khẳng định, cao su là loại cây trồng lợi thế của tỉnh, việc quy hoạch phát triển cây cao su là rất cần thiết. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả kinh tế, cây cao su vẫn còn phát triển tự phát; các cơ sở thu mua, chế còn nhỏ lẻ, rải rác.
Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý các sở, ngành, địa phương tập trung gia tăng công suất chế biến để đáp ứng sản lượng mủ thu hoạch tăng thời gian tới. Ưu tiên xem xét các dự án đầu tư mới, công suất lớn trên 2.000 tấn/năm; các dự án nâng cấp cơ sở chế biến để qua đó nâng chất lượng sản phẩm…
Có thể bạn quan tâm

Năm 2004, Công ty DONA (ở Đồng Nai) hợp tác với Công ty Cà phê Phước An trồng xen canh 121 cây sầu riêng giống DONA-SR1 của Thái Lan vào vườn cà phê theo mật độ: Cây cách cây 9 mét và hàng cách hàng 9 mét. Sau 1 năm, công ty bán lại với giá 100.000 đồng/ cây.

Trồng ớt xuất khẩu đang là mô hình thành công ở huyện miền núi Tân Kỳ (Nghệ An). Đây là mô hình hợp tác “ba nhà” tạo bước đột phá nhằm thay đổi cơ cấu cây trồng, đem lại hiệu quả cao, tăng thu nhập cho nông dân.

“Cơn sốt” ươi đi qua, giờ đến mùa trái xay vào vụ sai quả. Để loại cây quý hiếm này không bị xâm hại, những ngày này cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Hà đang ngày đêm bám trụ tại những điểm “nóng”, kịp thời ngăn chặn nhiều đối tượng khai thác xay trái phép.

Giá đường tại kho các nhà máy sản xuất đã xuống tới mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua, trong khi lượng đường tồn kho tăng 50% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Nguyễn Văn Cửu, Chủ tịch Hội Nuôi nhuyễn thể Giao Thủy là trùm của mọi ông trùm ngao miền Bắc. Hơn hai mươi năm trước ông đã du nhập con ngao méo Thanh Hóa về Giao Xuân (Giao Thủy, Nam Định) để nghề này dần trở nên thịnh vượng.