Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển cánh đồng lớn: Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp

Phát triển cánh đồng lớn: Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp
Ngày đăng: 17/08/2015

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Tranh phân tích: “Thực hiện mô hình cánh đồng lớn, nông dân không chỉ được mua vật tư đầu vào với giá cả hợp lý mà còn bảo đảm chất lượng; được hướng dẫn kỹ thuật từ khâu cải tạo đất đến sử dụng các sản phẩm vật tư nông nghiệp, hoá chất trong suốt quá trình sản xuất; quản lý dịch bệnh... Ngoài ra, chi phí trong khâu làm đất, giống, thu hoạch… đều giảm, trong khi năng suất sản xuất thực tế tăng trên 5%. Từ đó, lợi nhuận cho nông dân so với cách làm riêng lẻ trước đây tăng trên 20%”.

Nền tảng từ cánh đồng mẫu lớn

Theo ông Trần Văn Lợi, nông dân ấp 5, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình, trước đây người dân canh tác theo tập quán đất ai người ấy làm, mỗi người 1 giống lúa, thích xuống giống lúc nào thì xuống, lúa năm nay lấy làm giống cho năm sau… khiến năng suất thấp, chi phí cao, chưa năm nào đạt 30 giạ/công. Nhưng kể từ khi tham gia cánh đồng mẫu lớn, không chỉ giảm chi phí mà vụ nào năng suất cũng đạt trên 40 giạ/công, nếu thời tiết thuận lợi, có vụ đạt trên 45 giạ/công.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn không chỉ áp dụng trên cây lúa mà còn lan toả và ngày một được mở rộng trên diện tích nuôi tôm. Sự thành công từ mô hình thí điểm sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn trên tôm nuôi quảng canh cải tiến tại ấp Cái Cấm, xã Ðông Hưng, huyện Cái Nước, càng khẳng định tính ưu việt của loại hình sản xuất này. Cuộc sống của gần 50 hộ dân ấp Cái Cấm tham gia mô hình được cải thiện thấy rõ qua từng vụ nuôi.

Là một trong những hộ khá thành công từ loại hình sản xuất này, anh Nguyễn Văn Hảo chia sẻ: “Có tham gia thực tế mới tin, đúng là hiệu quả mang lại ngoài mong đợi. Trước đây cũng nuôi quảng canh cải tiến nhưng vụ nào thuận lợi và “hên” cũng chỉ đạt khoảng 400 kg/ha. Thế nhưng, ngay từ vụ đầu tiên sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn đã cho năng suất trên 750 kg/ha. Lợi nhuận càng cao hơn do giảm được chi phí giống, hoá chất…”.

Tạo đà vững chắc cho cánh đồng lớn

Sau những thành công của cánh đồng mẫu lớn, Sở NN&PTNT tiếp tục nhân rộng mô hình này với việc triển khai kế hoạch thực hiện cánh đồng lớn trong giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030.

Ðể thực hiện mục tiêu này, ông Tranh cho biết, sở sẽ phối hợp chặt chẽ với các huyện tiếp tục phát động nông dân duy trì tổ chức sản xuất cánh đồng mẫu lớn. Ðồng thời, phối hợp với doanh nghiệp trong tỉnh để làm cầu nối giữa doanh nghiệp với nông dân xây dựng mô hình cánh đồng lớn theo chuỗi giá trị sản xuất từ đầu vào đến đầu ra. Theo đó, sở đang xây dựng thí điểm mô hình chuỗi sản xuất lúa gạo khép kín với sự tham gia sâu của doanh nghiệp từ giống, vật tư nông nghiệp, làm đất, thu hoạch, chế biến, bảo quản, bao tiêu sản phẩm…

Nhiều hạng mục hạ tầng phục vụ sản xuất cũng đang được đẩy nhanh đầu tư hoàn thiện, đặc biệt là thuỷ lợi, giống và nâng cao năng lực quản lý của kinh tế tập thể.

Theo ông Phạm Văn Mịch, Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh, ngoài việc duy trì những giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với thổ nhưỡng của tỉnh, hằng năm, trung tâm đều tiến hành khảo nghiệm để tìm ra giống mới đảm bảo năng suất và chất lượng cao, đáp ứng xu thế thị trường cũng như mang lại lợi nhuận cho nông dân.

Một tín hiệu đáng mừng là đã có 3 doanh nghiệp đăng ký tham gia hỗ trợ người dân sản xuất theo cánh đồng lớn từ nay đến năm 2020. Theo đó, Công ty TNHH Minh Khánh Cà Mau và Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm Cà Mau tham gia thực hiện 2.400 ha cánh đồng lớn lúa cao sản và lúa - tôm; Xí nghiệp Ðường Cà Mau tham gia 200 ha cánh đồng lớn mía.

Cánh đồng lớn nếu thành công sẽ tạo bước đột phá nhanh trong nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Do đó, việc tạo mọi điều kiện thuận lợi từ hạ tầng phục vụ sản xuất đến thủ tục cho doanh nghiệp và nông dân xây dựng triển khai thực hiện tốt loại hình này trong thời gian tới là vô cùng quan trọng.


Có thể bạn quan tâm

Vì sao xuất khẩu thủy sản giảm mạnh? Vì sao xuất khẩu thủy sản giảm mạnh?

Trên bình diện tổng thể, xuất khẩu (XK) thủy sản cả nước trong những tháng đầu năm 2015 chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất so với cùng kỳ trong vòng 5 năm qua, cả về số lượng và giá trị.

08/05/2015
Nông nghiệp Tiền Giang và những nỗ lực hội nhập Nông nghiệp Tiền Giang và những nỗ lực hội nhập

Từ sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tham gia đàm phán, ký kết và triển khai thực hiện nhiều hiệp định thương mại tự do với các đối tác đa phương, khu vực và song phương. Về phía tỉnh, nhằm chủ động hội nhập quốc tế, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có các chương trình hành động; ngành Nông nghiệp tích cực triển khai các bước đi hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế; liên tục bổ sung, cập nhật và cụ thể hóa các bước đi vào các quy hoạch ngành và sản phẩm.

08/05/2015
Toàn tỉnh có hơn 11.516 ha cây trồng bị hạn hán Toàn tỉnh có hơn 11.516 ha cây trồng bị hạn hán

Theo báo cáo của UBND tỉnh, tính đến đầu tháng 5/2015, tổng diện tích cây trồng bị hạn hán toàn tỉnh là 11.516,5 ha (chủ yếu là cà phê và lúa nước), lớn nhất từ trước tới nay.

08/05/2015
Tự trộn thức ăn lối thoát cho người chăn nuôi Tự trộn thức ăn lối thoát cho người chăn nuôi

Khi mà những công thức pha trộn thức ăn chăn nuôi (TĂCN) không còn là bí mật, các DN nhập khẩu nguyên liệu TĂCN lại “hầu” chủ trang trại tận chân răng, xu thế tự pha trộn TĂCN đang là lối thoát cho người chăn nuôi nhằm thoát khỏi tình trạng phải nuôi đại lí.

08/05/2015
Quy trình kỹ thuật trồng gấc đem lại hiệu quả cao nhất Quy trình kỹ thuật trồng gấc đem lại hiệu quả cao nhất

Để giúp tăng hiệu quả kinh tế cho mô hình trồng gấc của bà con nông dân, Công ty cổ phần nông nghiệp Đông Phương khuyến cáo áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng gấc....

09/05/2015