Phật Thủ Bonsai Giá Chục Triệu Đồng Đắt Hàng

Cây dáng nhỏ nhưng có thể cho ra từ 15-18 quả mang hình dáng bàn tay Phật. Dù giá đắt, chủ vườn tại ngoại thành Hà Nội cho biết vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng dịp Tết năm nay.
Hơn một tuần trước Tết Nguyên đán, gần 1.000 cây phật thủ cảnh trong khu vườn tại Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) của anh Bình đã được khách đặt gần hết. Chủ vườn chia sẻ, chơi cây cảnh phật thủ (bonsai) không còn là mới, nhưng hầu hết đều được ghép cành, quả tuy to những màu sắc và kiểu dáng không bắt mắt. Trong khi đó tại khu vườn này, phật thủ lần đầu được trồng và chăm sóc để tự cho ra quả.
"Dáng cây vừa đủ để đặt trong nhà. Đây là điểm khác biệt và thu hút nhất trong năm nay với những khách sành chơi phật thủ", anh Bình nói. Chủ vườn cũng cho biết, cây được trồng và chăm sóc đúng tiêu chuẩn lỹ thuật nên rất sai quả. Bình thường mỗi cây có 3-8 quả, nhưng có những cây năng suất cho ra 15-18 quả. Đặc biệt hơn, mỗi quả là một kiểu hình bàn tay phật khác nhau, rất phù hợp cho những dịp lễ tết.
Để làm mới cho sản phẩm của mình, ngoài việc dùng giỏ mây đựng cây, chủ vườn còn dành khoản tiền không nhỏ đầu tư bao bì đóng hộp cho cây để làm quà tặng. Do vậy, tuy chỉ bán hàng qua kênh online thông qua web, facebook... nhưng sản phẩm của vườn phật thủ độc lạ này thu hút sự quan tâm của khá nhiều người từ tỉnh thành khu vực phía Bắc như Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An lấy số lượng khá lớn.
"Ngoài ra, khách lẻ từ khu vực nội thành tìm đến tận vườn mua cũng khá đông, cho dù bên mình nhận vận chuyển đến tận nơi trong cả nước", chủ vườn nói.
Hiện giá buôn tại vườn là trên 2 triệu đồng một cây có 3-5 quả, giá lẻ là 4-5 triệu tùy số lượng quả và dáng. Trong đó với các cây có dáng quả độc chủ vườn đã bán với giá trên 10 triệu đồng.
"May mắn năm nay cả vườn có khoảng hơn chục cây ra quả độc đáo hình bàn tay úp vào nhau đã bán hết từ tháng trước, hiện vẫn có nhiều người hỏi mua. Đến thời điểm này cây có giá cao nhất mà vườn đã bán là 15 triệu đồng", anh Bình phấn khởi cho hay.
Để có được vườn cây phật thủ cảnh đẹp lạ như năm nay chủ vườn đã mất gần 3 năm gây dựng chăm sóc từ khi còn là cây giống. Tuy đắt khách nhưng theo anh Bình tính đến thời điểm này, nhà vườn vẫn chưa thu hồi vốn bởi chi phí thuê đất, chăm sóc cây rất tốn kém. Nhưng anh vẫn đang có kế hoạch mở rộng diện tích để tăng số lượng cây đáp ứng nhu cầu khách hàng dịp tết sang năm.
Ngoài bán cây anh Bình cũng cung cấp cả lượng lớn quả phật thủ có số tay lẻ (17- 19- 21) với giá từ dao động từ 600.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng một quả có trọng lượng 1-2kg.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay Phú Thọ đã gieo cấy được gần 33.000 ha lúa mùa, đạt trên 90% kế hoạch. Gieo trồng cây màu: Ngô 2.774ha; lạc 882 ha; đỗ tương 296 ha; khoai lang 287ha; rau 2.158 ha.

Xã Hải Thanh và Hải Bình (Tĩnh Gia – Thanh Hóa) có hơn 10 hộ nuôi cá lồng. Từ 3 ngày qua, các hộ nuôi cá lồng ven hai bờ sông Kênh Than, đoạn chảy qua hai xã trên, đau xót khi hàng tỷ đồng tiền cá mất trắng sau một đêm.

Đã hết 7 tháng của năm 2013 nhưng ngành cá tra vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc trở lại khi xuất khẩu giảm, người chăn nuôi lỗ. Thực trạng này đòi hỏi nhà nước phải có chính sách và quy hoạch phù hợp.

Với ưu điểm “4 không”: không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không phải tắm cho đàn lợn trong quá trình nuôi; phương pháp chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã mở ra hướng chăn nuôi mới theo hướng phát triển bền vững.

Sáng 26-7, Sở Khoa học – Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức hội đồng nghiệm thu đề tài “Ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, do kỹ sư Trần Thị Hiến, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện.