Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phất Lên Nhờ Nuôi Dê

Phất Lên Nhờ Nuôi Dê
Ngày đăng: 03/05/2013

Ở xã Phú Thành (Phú Tân - An Giang) nhiều hộ khá lên nhờ nuôi dê. Mô hình này đang được nhân rộng, góp phần giảm nghèo tại địa phương.

Đầu tư nuôi 4 con dê cái và 1 con dê đực, mỗi năm anh Nguyễn Văn Tẳng (36 tuổi, ngụ ấp Phú Thượng) lãi khoảng 40 triệu đồng. Anh Tẳng khoe, đã có hơn 5 năm trong nghề nuôi dê. Hồi trước, chủ yếu làm ruộng nên thu nhập không đủ sống, anh Tẳng mới học hỏi mô hình nuôi dê của đồng bào Chăm. Những năm đầu, anh mua 3 con giống về nuôi (1 đực, 2 cái), sau hơn 12 tháng dê bắt đầu sinh sản, trung bình mỗi con cái đẻ một năm 2 lứa, mỗi lứa từ 2 - 3 con. Sau 4 tháng chăm sóc, anh bán dê thịt, mỗi con đạt trọng lượng 20 - 30kg, với giá 60.000 đồng/kg, trừ tất cả chi phí còn lời tròm trèm 1,2 triệu đồng. Như vậy, với 2 con dê mẹ, mỗi năm anh thu nhập hơn 12 triệu đồng. Thấy nuôi dê đạt hiệu quả, anh Tẳng mở rộng chuồng trại và tăng đàn lên khoảng 20 con.

Đang chăn nuôi thuận lợi thì năm 2004, giá dê hơi giảm mạnh chỉ còn khoảng 15.000 đồng/kg, khiến anh Tẳng và những hộ trong xóm bị lỗ nặng. Nhớ lại thời điểm đó, anh Tẳng lắc đầu ngao ngán: “Chưa bao giờ giá dê lại rẻ bèo như thế. Hồi đó, nhiều hộ trong xóm đã khóc ròng vì nuôi dê, nhiều người đã bỏ nghề. Riêng tôi thì chừa lại vài con để nuôi kéo dài qua cơn khủng hoảng thừa. Chỉ sau năm đó, giá dê bắt đầu lên 30.000 đồng, rồi lên 40.000 - 50.000 đồng/kg. Lúc đó, trong xóm chỉ mình tôi còn dê nên khi dê cái cho sinh sản là những hộ trong xóm kéo đến mua về nuôi. Năm đó, tôi bán giống cũng kiếm lời kha khá”. Hiện tại, trong chuồng anh Tẳng còn nuôi khoảng 22 con gồm dê bố mẹ và dê con. Hôm đến thăm mô hình nuôi dê cũng là lúc anh chiết ra bán 2 con dê trưởng thành, với giá 85.000 đồng/kg. Anh nói: “Những năm gần đây nhu cầu ăn thịt dê tăng lên nên mối lái đến tận nhà cân dê rần rần nên không sợ ế như trước nữa. Với đàn dê trong chuồng của tôi, mỗi năm cho lợi nhuận từ 40 - 50 triệu đồng. Nếu so với làm ruộng thì thu nhập từ nuôi dê cao hơn gấp 4 lần”.

Tương tự, anh Phạm Văn Nhiều (em họ của anh Tẳng) cũng đang nuôi 25 con dê lớn nhỏ. Hiện trong chuồng dê anh Nhiều có 1 con bố và 5 con cái, mỗi con cái đều mới hạ sinh 3 dê con. Riêng dê đang trưởng thành, đạt trọng lượng trung bình từ 20 - 25kg, anh Nhiều đang chuẩn bị xuất chuồng. Anh khoe: “Đợi dê nhóng giá 90.000 đồng/kg thì tôi mới bán. Nuôi dê dễ hơn nuôi trâu, bò, heo gấp bội lần. Bởi, dê là loài động vật ăn tạp nên thức ăn cũng dễ tìm, chủ yếu là rau muống, lá gòn, lá mít, cỏ… Những thức ăn này có sẵn ngoài tự nhiên nên nuôi dê dễ sinh lợi hơn. Ngoài ra, thời gian dê con trưởng thành và cho sinh sản chỉ trong vòng từ 7 đến 12 tháng (lúc này dê sẽ đạt trọng lượng từ 35 – 40kg/con). Trung bình một năm, dê cái sinh 2 lứa, mỗi lứa từ 2 – 3 con, trong khi chuồng trại không đòi hỏi diện tích lớn nên cũng ít tốn kém. Để dê phát triển mạnh, người nuôi cần tiêm phòng dịch bệnh và bồi dưỡng cho chúng. Ngoài ra, trong quá trình nuôi cũng cần phối trộn cám, muối bổ sung cho dê vào chuỗi thức ăn hằng ngày”.

Hiện tại, ở xã Phú Thành có hàng chục hộ nuôi dê nhỏ lẻ, giúp nhiều hộ có thu nhập ổn định. Để nuôi dê đạt hiệu quả, các hộ ở đây còn chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm nhằm giúp phong trào nuôi dê phát triển bền vững. Theo ông Dương Văn An, ngụ ấp Phú Thượng, người có hơn 10 năm nuôi dê thì: “Dê là loài dễ thích nghi ở nơi cao ráo. Muốn chăn nuôi tốt bà con cần chú ý chọn giống tốt không bị trùng gen, xây dựng chuồng trại sạch sẽ thoáng mát. Thực tế mô hình này đã và đang phát huy hiệu quả kinh tế cao đối với nông dân xã Phú Thành. Bởi vốn đầu tư ít, chăn nuôi không tốn kém, dê thương phẩm đang có thị trường tiêu thụ rộng lớn, được giá khá cao nên khi được nhân rộng tại địa phương sẽ tạo ra một hướng phát triển kinh tế mới cho hộ nông dân”.


Có thể bạn quan tâm

Thí Điểm “Ruộng Lúa Bờ Hoa” Ở Tháp Mười (Đồng Tháp) Thí Điểm “Ruộng Lúa Bờ Hoa” Ở Tháp Mười (Đồng Tháp)

Trạm bảo vệ thực vật huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) phối hợp nông dân thí điểm mô hình “Ruộng lúa bờ hoa” với diện tích hơn 2ha. Các loài hoa được trồng chủ yếu là hoa có màu sắc sặc sỡ, có nhiều phấn hoa để thu hút thiên địch như: cúc Đà Lạt, hoa dừa cạn, sao nhái, hướng dương, bông trang, mè, đậu bắp,...

09/05/2013
Cuộc Sống Khá Lên Nhờ Trồng Chanh Bông Tím Cuộc Sống Khá Lên Nhờ Trồng Chanh Bông Tím

Cây chanh bông tím đã bén rễ cả chục năm nay trên đất Nhị Bình (Châu Thành - Tiền Giang) với diện tích vài chục ha. Người trồng ít một vài công đất, nhiều nhất cũng khoảng 7 - 8 công. Nhờ cây chanh bông tím mang lại lợi nhuận cao, giúp một số hộ dân thoát nghèo và tiến dần lên khá. Trong số này có anh Phạm Hoàng Minh (ấp Đông A).

09/05/2013
Khá Giả Nhờ Nuôi Chim Cút Khá Giả Nhờ Nuôi Chim Cút

Trong những năm gần đây xã Quảng Minh (Hải Hà - Quảng Ninh) đang có sự bứt phá mạnh mẽ về phát triển kinh tế - xã hội, từ những mô hình kinh tế điển hình của các hộ dân trong xã mở ra hướng đi mới để thoát nghèo, trong đó có gia đình anh Đào Văn Thắm ở thôn 4.

09/05/2013
Nuôi Cua Xen Nuôi Tôm Quảng Canh Thu Lợi Khá Ở Bến Tre Nuôi Cua Xen Nuôi Tôm Quảng Canh Thu Lợi Khá Ở Bến Tre

Trong điều kiện bất lợi của thời tiết, nghề nuôi tôm sú bị thua lỗ hoặc chỉ có lãi ít, nhiều người đã chuyển sang nuôi cua xen trong ao nuôi tôm quảng canh. Tại huyện Thạnh Phú (Bến Tre), nhiều nông dân đã khấm khá nhờ nghề nuôi cua “nhướng”. Cua “nhướng” là tên gọi của người dân địa phương, vì lúc thả nuôi con cua còn rất nhỏ, người xem phải nhướng mắt lên thì mới nhìn thấy nó được.

10/05/2013
Trồng Xen Cây Bơ Trong Vườn Cà Phê Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trồng Xen Cây Bơ Trong Vườn Cà Phê Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Gia đình anh Phạm Văn Bình ở thôn Tân Lập (xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar, Dak Lak) có 5 sào đất trồng cà phê. Qua tìm hiểu tư liệu thông tin và được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh cây cà phê do Hội Nông dân tổ chức, năm 2006, anh quyết định mua 30 cây bơ ghép về trồng thử nghiệm trên rẫy. Kết quả cây bơ lớn nhanh, đồng thời tạo điều kiện cho cây cà phê thêm xanh bởi cây bơ che bóng mát và giữ độ ẩm đất tốt, nhất là vào các tháng mùa khô.

10/05/2013