Phát huy mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP

Dự hội thảo có ông Nguyễn Huy Điền - Phó Tổng Cục thủy sản (Bộ NN & PTNT), đại diện Trung tâm khuyến nông Quốc gia và Khuyến nông 9 tỉnh ven biển phía bắc từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế.
Về phía tỉnh Nghệ An có đại diện Sở NN & PTNT và các hộ nuôi tôm tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
Các đại biểu tham dự hội thảo.
Các đại biểu tham gia hội thảo cung cấp thông tin một số kết quả trong công tác nuôi trồng thủy sản, ý nghĩa của việc chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGAP trên quy mô toàn quốc.
Từ thực tiễn chỉ đạo, đại diện Khuyến nông các tỉnh báo cáo kết quả nuôi tôm thẻ chân trắng tại địa phương mình, một số mô hình thực tiễn đã thành công để Tổng cục Thủy sản sớm kiểm tra, thẩm định và đưa vào tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật; các kinh nghiệm, bài học thành công cũng như khó khăn từ thực tế nuôi tại các địa phương để bổ sung những phương thức nuôi trồng hiệu quả….
Đại diện Vụ nuôi trồng thủy sản giới thiệu quá trình hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi VietGAP.
Tỉnh Nghệ An có 2 tham luận do Sở NN & PTNT và Trung tâm khuyến nông tỉnh trình bày.
Ngoài việc điểm lại kết quả nuôi tôm mặn lợ 9 tháng đầu năm 2015, tình hình triển khai áp dụng VietGAP trên địa bàn và những kết quả, kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP qua các mô hình thí điểm tại Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu) và Hưng Hòa (TP Vinh).
Thu hoạch tôm nuôi.
Tham luận của các tỉnh khẳng định:
Quy trình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP là xu thế tất yếu.
Mặc dù quy trình khiến người nuôi vất vả hơn nhưng an toàn, hiệu quả và góp phần bảo vệ môi trường bền vững.
Đại diện Tổng cục Thủy sản cũng cho biết, Bộ NN&PTNT đang xây dựng quy định hướng dẫn kỹ thuật về ứng dụng các sản phẩm hỗn hợp được dùng làm thức ăn chăn nuôi, danh mục các sản phẩm hỗ trợ cũng như hóa chất dùng để xử lý môi trường để vừa quản lý được việc cung ứng, sử dụng trên thị trường, vừa bảo vệ môi trường nuôi bền vững hơn.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay nuôi chim bồ câu làm kinh tế là mô hình của nhiều nông dân ở xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành (Trà Vinh). Ngoài trồng lúa, trồng màu, nông dân nuôi bồ câu để tăng thêm thu nhập thay thế nuôi gà như trước đây.

Chúng tôi đến nhà ông Hoàng Văn Nga ở khóm Hải Hoà (thị trấn Hồ Xá, Vĩnh Linh, Quảng Trị) đúng vào dịp ông đang tiến hành thu hoạch hồ tiêu.

Hiện nay nhiều nhà vườn ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đang tiến hành xới đất, bón phân kích thích cho cây bưởi ra hoa, đậu trái để kịp mùa bưởi Tết.

Hội ND xã Lê Chánh (thị xã Tân Châu) phối hợp cùng Phòng Kinh tế thị xã vừa tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi bò cho hội viên ND.

Những năm gần đây, nhiều người dân ở huyện Châu Thành đã tự mày mò chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình, có hộ chuyển sang trồng chanh, nuôi cá lóc, trồng nhãn idor...