Phát huy mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP

Dự hội thảo có ông Nguyễn Huy Điền - Phó Tổng Cục thủy sản (Bộ NN & PTNT), đại diện Trung tâm khuyến nông Quốc gia và Khuyến nông 9 tỉnh ven biển phía bắc từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế.
Về phía tỉnh Nghệ An có đại diện Sở NN & PTNT và các hộ nuôi tôm tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
Các đại biểu tham dự hội thảo.
Các đại biểu tham gia hội thảo cung cấp thông tin một số kết quả trong công tác nuôi trồng thủy sản, ý nghĩa của việc chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGAP trên quy mô toàn quốc.
Từ thực tiễn chỉ đạo, đại diện Khuyến nông các tỉnh báo cáo kết quả nuôi tôm thẻ chân trắng tại địa phương mình, một số mô hình thực tiễn đã thành công để Tổng cục Thủy sản sớm kiểm tra, thẩm định và đưa vào tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật; các kinh nghiệm, bài học thành công cũng như khó khăn từ thực tế nuôi tại các địa phương để bổ sung những phương thức nuôi trồng hiệu quả….
Đại diện Vụ nuôi trồng thủy sản giới thiệu quá trình hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi VietGAP.
Tỉnh Nghệ An có 2 tham luận do Sở NN & PTNT và Trung tâm khuyến nông tỉnh trình bày.
Ngoài việc điểm lại kết quả nuôi tôm mặn lợ 9 tháng đầu năm 2015, tình hình triển khai áp dụng VietGAP trên địa bàn và những kết quả, kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP qua các mô hình thí điểm tại Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu) và Hưng Hòa (TP Vinh).
Thu hoạch tôm nuôi.
Tham luận của các tỉnh khẳng định:
Quy trình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP là xu thế tất yếu.
Mặc dù quy trình khiến người nuôi vất vả hơn nhưng an toàn, hiệu quả và góp phần bảo vệ môi trường bền vững.
Đại diện Tổng cục Thủy sản cũng cho biết, Bộ NN&PTNT đang xây dựng quy định hướng dẫn kỹ thuật về ứng dụng các sản phẩm hỗn hợp được dùng làm thức ăn chăn nuôi, danh mục các sản phẩm hỗ trợ cũng như hóa chất dùng để xử lý môi trường để vừa quản lý được việc cung ứng, sử dụng trên thị trường, vừa bảo vệ môi trường nuôi bền vững hơn.
Có thể bạn quan tâm

Là vùng trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của tỉnh, những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Hòa An đã có nhiều chuyển biến tích cực. Diện tích sản xuất nông nghiệp hàng hóa hằng năm đều tăng về sản lượng và giá trị sản xuất.

Xã Lương Thô là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Thông Nông, kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, không đồng đều giữa các vùng trong xã, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật (KHKT) còn nhiều hạn chế.

Ngày 28-6, Trường đại học Nông Lâm TPHCM và đại học Arizona, Mỹ đã tổ chức buổi hội thảo công bố nguyên nhân gây ra hội chứng tôm chết sớm (EMS).

Dù không được tỉnh hay huyện chọn là xã điểm xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng 2 năm qua người dân thôn Hoàng Diệu, xã Kỳ Tiến, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã tự bỏ tiền túi mở 4km đường giao thông kiên cố.

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp cùng các huyện, thị xã triển khai nhiều chương trình tập huấn kỹ thuật và xây dựng các mô hình trình diễn nuôi trồng thủy sản (NTTS) bằng phương pháp mới, theo hướng an toàn sinh học.