Phát huy mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP

Dự hội thảo có ông Nguyễn Huy Điền - Phó Tổng Cục thủy sản (Bộ NN & PTNT), đại diện Trung tâm khuyến nông Quốc gia và Khuyến nông 9 tỉnh ven biển phía bắc từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế.
Về phía tỉnh Nghệ An có đại diện Sở NN & PTNT và các hộ nuôi tôm tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
Các đại biểu tham dự hội thảo.
Các đại biểu tham gia hội thảo cung cấp thông tin một số kết quả trong công tác nuôi trồng thủy sản, ý nghĩa của việc chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGAP trên quy mô toàn quốc.
Từ thực tiễn chỉ đạo, đại diện Khuyến nông các tỉnh báo cáo kết quả nuôi tôm thẻ chân trắng tại địa phương mình, một số mô hình thực tiễn đã thành công để Tổng cục Thủy sản sớm kiểm tra, thẩm định và đưa vào tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật; các kinh nghiệm, bài học thành công cũng như khó khăn từ thực tế nuôi tại các địa phương để bổ sung những phương thức nuôi trồng hiệu quả….
Đại diện Vụ nuôi trồng thủy sản giới thiệu quá trình hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi VietGAP.
Tỉnh Nghệ An có 2 tham luận do Sở NN & PTNT và Trung tâm khuyến nông tỉnh trình bày.
Ngoài việc điểm lại kết quả nuôi tôm mặn lợ 9 tháng đầu năm 2015, tình hình triển khai áp dụng VietGAP trên địa bàn và những kết quả, kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP qua các mô hình thí điểm tại Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu) và Hưng Hòa (TP Vinh).
Thu hoạch tôm nuôi.
Tham luận của các tỉnh khẳng định:
Quy trình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP là xu thế tất yếu.
Mặc dù quy trình khiến người nuôi vất vả hơn nhưng an toàn, hiệu quả và góp phần bảo vệ môi trường bền vững.
Đại diện Tổng cục Thủy sản cũng cho biết, Bộ NN&PTNT đang xây dựng quy định hướng dẫn kỹ thuật về ứng dụng các sản phẩm hỗn hợp được dùng làm thức ăn chăn nuôi, danh mục các sản phẩm hỗ trợ cũng như hóa chất dùng để xử lý môi trường để vừa quản lý được việc cung ứng, sử dụng trên thị trường, vừa bảo vệ môi trường nuôi bền vững hơn.
Có thể bạn quan tâm

Phải cạnh tranh quyết liệt và gánh chịu nhiều rủi ro do diễn biến của thời tiết là tình trạng chung của người nông dân trồng rau trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay. Để chủ động và cạnh tranh đầu ra với sản phẩm của các vùng trồng rau các địa phương lân cận, họ phải tham khảo nhu cầu thị trường tiêu thụ, thời tiết để xuống giống đúng thời điểm. Nếu sai, sẽ mất trắng và tốn thêm tiền công để nhổ bỏ.

Mô hình này do 32 nông hộ ở xã Ân Phong thực hiện từ tháng 7.2014, trên diện tích 2 ha đất lúa chuyển đổi. Theo đánh giá của ngành chức năng và bà con nông dân thực hiện mô hình, giống bắp PAC 999 chịu hạn tốt, ít sâu bệnh, cây cứng, tỉ lệ nảy mầm cao, bắp to, dài và đồng đều.

Để có điều kiện tốt hơn cho con cái ăn học, ông Lý Nhịt Sau đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Năm 2007, ông Sau trồng xen tiêu vào vườn cà phê. Cách làm này giúp ông tăng thu nhập trên cùng một diện tích mà không phải phá bỏ vườn cà phê.

Do chi phí vật tư và tiền thuê nhân công tăng cao nên sau khi trừ chi phí sản xuất, nông dân lời từ 1,5 - 2 triệu đồng/công. Nhiều thương lái cho biết, với nguồn cung ít như hiện nay, chuyện khan hiếm khóm thương phẩm sẽ còn kéo dài đến tháng 12, vì vậy khả năng giá khóm sẽ còn tăng trong thời gian tới.

Anh Võ Văn Thắng, ở thôn Tân Hóa Nam, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định là một trong những người đi tiên phong trồng xoài cát tại Cát Hanh. Hiện trang trại trồng xoài cát của anh rộng hơn 2 ha, sản xuất theo phương pháp VietGAP, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.