Phát Hiện Lô Hàng Nhập Lậu 59 Chiếc Ngà Nghi Là Ngà Voi Châu Phi

Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đang xác minh, điều tra làm rõ 59 chiếc ngà nhập lậu nghi là ngà voi châu Phi mà đơn vị vừa phát hiện vận chuyển qua đường hàng không.
Trước đó, ngày 22-9, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tiến hành kiểm tra lô hàng nhập khẩu từ châu Phi về Việt Nam phát hiện 59 chiếc ngà nghi là ngà voi, được quấn xung quanh bang giấy bạc với tổng trọng lượng là 40kg. Chi cục đã lập biên bản chứng nhận và tiếp tục xác minh, điều tra.
Trước đó, vào tháng 6-2014, hai lô hàng ngà voi trên 200 kg, trị giá trên 8,4 tỷ đồng vận chuyển trái phép qua đường hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã bị Hải quan TP.HCM phối hợp với Cục Điều tra Chống buôn lậu- Tổng cục Hải quan kiểm tra, tạm giữ. Đến nay, chủ lô hàng vẫn chưa xuất hiện, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đang truy tìm chủ của 2 lô hàng này.
Đây là mặt hàng thuộc danh sách các loài động vật hoang dã thuộc diện quản lý theo công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp ban hành kèm Thông tư 40/2013/TT-BMMPTNT ngày 5-9-2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Quyết định số 11/2013/QĐ-TTg ngày 24-1-2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán mẫu vật một số loài động vật hoang dã.
Có thể bạn quan tâm

Không còn những ngôi nhà tranh lụp xụp, chen chúc nhau trong đói nghèo. Các làng biển hôm nay đã thực sự chuyển mình với 1.357 tàu khai thác biển, có tổng công suất 295.400 CV, trong đó tàu tham gia khai thác là 1.183 chiếc và 192 tàu làm dịch vụ hậu cần nghề cá. Có thể nói, những ngư dân xứ biển đang từng bước làm thay da, đổi thịt diện mạo quê hương.

Ông Huỳnh Văn Huệ - đại diện Tổ cây ăn trái Trung An cho biết hàng năm có khoảng 25.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ mát tại các vườn trong tổ. Doanh thu từ vé và các dịch vụ khác đạt khoảng 1,8 tỷ đồng/năm.

Không cần vốn nhiều, dụng cụ đánh bắt rẻ tiền, dễ tiêu thụ sản phẩm, mỗi ngày thu nhập trung bình 200.000 - 300.000 đồng, nhiều người sống khỏe nhờ nghề này.

Khu vực chăn nuôi theo mô hình khép kín bằng công nghệ sinh học của Hợp tác xã (HTX) Quý Long, xã Thái Long, TP.Tuyên Quang (Tuyên Quang) chỉ vỏn vẹn 400m2, nhưng doanh thu đạt gần 5 tỷ đồng/năm.

Mới ra đời từ năm 2011, “gạo nhân tạo” còn quá mới để thuyết phục người tiêu dùng, nhưng dù sao hướng đi của các nhà khoa học Indonesia trong chuyện tìm kiếm sản phẩm thay thế gạo hoàn toàn đúng đắn. Bài học “gạo nhân tạo” của Indonesia đáng để nhiều quốc gia học hỏi.