Phát Hiện Lô Hàng Nhập Lậu 59 Chiếc Ngà Nghi Là Ngà Voi Châu Phi

Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đang xác minh, điều tra làm rõ 59 chiếc ngà nhập lậu nghi là ngà voi châu Phi mà đơn vị vừa phát hiện vận chuyển qua đường hàng không.
Trước đó, ngày 22-9, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tiến hành kiểm tra lô hàng nhập khẩu từ châu Phi về Việt Nam phát hiện 59 chiếc ngà nghi là ngà voi, được quấn xung quanh bang giấy bạc với tổng trọng lượng là 40kg. Chi cục đã lập biên bản chứng nhận và tiếp tục xác minh, điều tra.
Trước đó, vào tháng 6-2014, hai lô hàng ngà voi trên 200 kg, trị giá trên 8,4 tỷ đồng vận chuyển trái phép qua đường hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã bị Hải quan TP.HCM phối hợp với Cục Điều tra Chống buôn lậu- Tổng cục Hải quan kiểm tra, tạm giữ. Đến nay, chủ lô hàng vẫn chưa xuất hiện, Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đang truy tìm chủ của 2 lô hàng này.
Đây là mặt hàng thuộc danh sách các loài động vật hoang dã thuộc diện quản lý theo công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp ban hành kèm Thông tư 40/2013/TT-BMMPTNT ngày 5-9-2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Quyết định số 11/2013/QĐ-TTg ngày 24-1-2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán mẫu vật một số loài động vật hoang dã.
Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi đang là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ dân trong tỉnh. Để bảo vệ đàn vật nuôi, kiểm soát dịch bệnh có vai trò đặc biệt quan trọng. Thời gian qua, mạng lưới thú y cơ sở luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần giúp chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn kiểm soát và phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi có hiệu quả..

Chương trình giúp hội viên phát triển kinh tế, nâng cao, cải thiện đời sống được các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh coi là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt quá trình hoạt động. Xác định, khoanh vùng, tìm hiểu nguyên nhân để hỗ trợ cái hội viên cần, nâng cao kiến thức còn thiếu của hội viên, đưa ra kế hoạch hành động cụ thể...

Thông qua các buổi sinh hoạt chi, tổ hội, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh vào dịp lễ của các vùng giáo về tinh thần đoàn kết trong nhân dân, đoàn kết lương giáo, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi hội viên, nông dân vào việc xây dựng tổ chức hội vững mạnh.

Dự án khai thác tài nguyên bền vững vùng đồi dốc ở huyện Cẩm Thủy được Hội Khoa học thủy lợi Thanh Hóa thực hiện tại xã Cẩm Tâm từ năm 2010. Theo đó, dự án xây dựng 2 mô hình để thực hiện hỗ trợ, gồm: mô hình thu trữ nước mó và mô hình hạn chế lũ quét, bảo vệ môi trường.

Từ đầu năm đến tháng 10-2014, toàn xã đã đóng mới được 37 phương tiện, trong đó 8 phương tiện có công suất từ 48 đến 63 CV, 29 phương tiện có công suất từ 90 đến 550 CV và thành lập được 1 tổ dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển với 4 tàu từ 250 CV trở lên, chủ yếu khai thác các loại hải sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao ở tầm trung và khơi xa.