Phát hiện doanh nghiệp trộn chất gây ung thư vào thức ăn chăn nuôi

Sáng 12.11, Cục Cảnh sát môi trường (Bộ Công an) phối hợp với Cục Chăn nuôi và Thanh tra của Bộ NN - PTNT kiểm tra và phát hiện 14kg chất vàng ô trong công ty TNHH sản xuất thức ăn chăn nuôi Trường Phú ở khu công nghiệp Cẩm Thượng, TP.Hải Dương, Hải Dương.
Doanh nghiệp này đã trộn chất vàng ô vào thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhà chức trách đã tịch thu và niêm phong chất vàng ô và lấy mẫu sản phẩm để phục vụ quá trình kiểm tra các thành phần chất cấm khác.
Theo ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ NN - PTNT, vàng ô là chất không được phép sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi vì có thể gây ung thư.
“Chất này chỉ được phép sử dụng để tạo màu cho công nghiệp dệt, nhuộm, giấy. Việc sử dụng chất vàng ô trong công nghiệp vào sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm tạo màu là hành vi vô đạo đức”, ông Dũng nói.
Cũng theo Thanh tra Bộ NN - PTNT, sau khi lập biên bản, sẽ tiếp tục điều tra vụ việc, tiến hành xử lý vi phạm theo quy định đối với doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp thu hồi các sản phẩm trên thị trường và tiêu hủy những sản phẩm này.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.Tam Kỳ vừa tổ chức hội thảo mô hình sử dụng chế phẩm sinh học Tricoderma, Emic dùng ủ phân chuồng, xác bã thực vật thành phân vi sinh.

Hơn 5 năm trở lại đây, chưa bao giờ người nuôi tôm trong tỉnh có được niềm vui trọn vẹn. Bởi nếu tôm không mất mùa do dịch bệnh thì cũng rớt giá thảm hại. Điều này luôn khiến những người trong cuộc đặt câu hỏi: Bao giờ nghề nuôi tôm mới tạo được đột phá sau sự ra đời rất huy hoàng của nó?

Ba mặt hàng nông thủy sản chính của xuất khẩu VN đều giảm đáng kể trong 6 tháng đầu năm, theo số liệu cập nhật của Tổng cục Hải quan.

Trong bảy tháng qua, Việt Nam đã nhập tới 463 triệu USD thuốc trừ sâu và nguyên liệu (khoảng trên 9.000 tỷ đồng).

Từ nghịch lý của ngành lúa gạo ngày càng kém sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (TACN) đang tăng “nóng”, nông dân đang phải “chăn nuôi heo, gà bằng đồng ngoại tệ”... Bộ NN-PTNT cho rằng, đề xuất Việt Nam chủ động đẩy mạnh trồng bắp (ngô) và tăng diện tích chuyển đổi từ lúa sang bắp sẽ giúp hạn chế được hai vấn đề quan trọng: giảm dần phụ thuộc nhập khẩu TACN và ứng phó với hạn hán ngày càng khốc liệt.