Phát hiện doanh nghiệp trộn chất gây ung thư vào thức ăn chăn nuôi

Sáng 12.11, Cục Cảnh sát môi trường (Bộ Công an) phối hợp với Cục Chăn nuôi và Thanh tra của Bộ NN - PTNT kiểm tra và phát hiện 14kg chất vàng ô trong công ty TNHH sản xuất thức ăn chăn nuôi Trường Phú ở khu công nghiệp Cẩm Thượng, TP.Hải Dương, Hải Dương.
Doanh nghiệp này đã trộn chất vàng ô vào thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhà chức trách đã tịch thu và niêm phong chất vàng ô và lấy mẫu sản phẩm để phục vụ quá trình kiểm tra các thành phần chất cấm khác.
Theo ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ NN - PTNT, vàng ô là chất không được phép sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi vì có thể gây ung thư.
“Chất này chỉ được phép sử dụng để tạo màu cho công nghiệp dệt, nhuộm, giấy. Việc sử dụng chất vàng ô trong công nghiệp vào sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm tạo màu là hành vi vô đạo đức”, ông Dũng nói.
Cũng theo Thanh tra Bộ NN - PTNT, sau khi lập biên bản, sẽ tiếp tục điều tra vụ việc, tiến hành xử lý vi phạm theo quy định đối với doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp thu hồi các sản phẩm trên thị trường và tiêu hủy những sản phẩm này.
Có thể bạn quan tâm

Sau bao phen thăng trầm, nghề trồng hành tím ở thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) sắp có cơ hội vươn xa hơn, bởi nơi đây lần đầu tiên vừa thí điểm thành công và được cấp chứng nhận mô hình sản xuất hành tím theo tiêu chuẩn GlobalGap (tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu).

Chỉ với diện tích vài chục mét vuông, anh Võ Thành Tâm (ấp Bến Đồn, xã Hòa Lợi, Bến Cát, Bình Dương) không tận dụng để trồng rau hay hoa kiểng như nhiều người khác mà đã chọn cách nuôi rắn hổ hèo. “Ban đầu chỉ thấy người khác nuôi hiệu quả rồi làm theo nhưng không ngờ lại trở thành cái duyên của tôi đối với nghề nuôi rắn thương phẩm”, anh Tâm vui vẻ nói.

Thời gian qua, một số nông dân tại xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đã đầu tư trồng rau diếp cá cho lợi nhuận khá cao. Người đầu tiên mang rau diếp cá về trồng tại xã Láng Biển là vợ chồng chị Huỳnh Ngọc Diệp.

Tuy mới chỉ được người dân xã Việt Đoàn (huyện Tiên Du - Bắc Ninh) đưa vào trồng khoảng 7 đến 8 năm nay nhưng cây bưởi Diễn đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho người dân nơi đây.

Khác với tâm trạng mong chờ, háo hức tới phiên chợ Tết như mọi năm, thời điểm này, nhiều người trồng chuối xanh ở xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín (Hà Nội) tỏ ra buồn bã vì chuối mất mùa. Nguyên nhân là do cơn bão số 8 (10/2012) đã làm gãy, đổ phần lớn diện tích chuối trên địa bàn xã.