Phát Hiện Công Ty Sản Xuất Thuốc Thủy Sản Dùng Xử Lý Ao Nuôi Tôm Giả

Lúc 10 giờ ngày 8-4-2014, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Cần Thơ (PC46) đã tiến hành kiểm tra Công ty TNHH thuốc thú y thủy sản Hoàng Lâm (ở tổ 7, khu vực Thới Thuận, phường Thới An Đông, quận Bình Thủy) do Lê Hoàng Nhựt (SN 1970) làm Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc công ty.
Qua kiểm tra, phát hiện công ty sản xuất sản phẩm thuốc thủy sản dùng xử lý ao nuôi tôm, thuốc diệt tảo DRC, thuốc diệt rong DRT... giả; công ty sản xuất không công bố chất lượng sản phẩm, sản xuất không đúng địa chỉ đăng ký kinh doanh, không ghi tem nhãn... Đặc biệt đối với thuốc diệt tảo và diệt rong công ty sản xuất nhưng dán nhãn hiệu của công ty Thuận Thành (ở Sa Đéc, Đồng Tháp).
Lực lượng đã thu giữ tại nơi sản xuất khoảng 700kg thành phẩm thuốc thủy sản dùng xử lý ao nuôi tôm và 715 chai thuốc các loại; 2 thùng tem nhãn, bao bì, và 220 vỏ chai các loại. Ngoài ra, lực lượng còn thu giữ 31 thùng loại 30 kg/thùng và 200 thùng bê loại 5kg thuốc thủy sản dùng xử lý ao nuôi tôm trên xe đang chuẩn bị giao hàng của công ty.
Theo khai nhận ban đầu của ông Nhựt, công ty sản xuất thuốc thủy sản dùng xử lý ao nuôi tôm dưới hình thức thủ công, dùng thùng trộn bê tông để trộn; người làm công không có bảo hộ lao động. Công ty nằm giữa ruộng để cơ quan chức năng khó phát hiện và chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng, không lưu trữ hàng tại kho.
Công ty không mở sổ sách theo dõi, không có chứng từ. Sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu ở các tỉnh miền Tây như Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu...
Vụ việc đang được công an tiếp tục điều tra làm rõ.
Có thể bạn quan tâm

Hà Nội có diện tích ao hồ, sông suối lớn rất có tiềm năng về nuôi trồng thủy sản (NTTS). Tuy nhiên, những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản (NLTS) trên các hệ thống sông, hồ của TP đang bị suy giảm nghiêm trọng. Bởi vậy, bảo vệ NLTS là biện pháp cấp thiết để đảm bảo phát triển ngành thủy sản bền vững.

Theo các cơ quan hữu quan, vào thời điểm giữa tháng 9/2014, giá tôm sú giảm 8.000 đồng/kg xuống mức 248.000 đồng/kg (20 con/kg); giá tôm thẻ tăng 2.000 đồng/kg lên mức 133.000 đồng/kg (60 con/kg)... với giá này, nông dân vẫn có lợi nhuận.

Ngày 18/9, Hội LHPN tổ chức ra mắt mô hình "Tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản" tại thị trấn Đạm Ri, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng). Tham gia mô hình có 30 thành viên được cấp bò để nuôi; trong đó, Trung ương Hội LHPN VN cấp 1 con bò đực giống giao cho 1 thành viên và 2 con bò cái giao cho 2 thành viên, còn 27 thành viên được cấp 27 con bò sinh sản từ dự án Heifer.

Những năm qua, mặc dù ngành nông nghiệp luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng (bình quân 4%/năm), năng suất, sản lượng cây trồng đạt khá. Tuy nhiên, đời sống của người nông dân vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Nhiều câu hỏi đang đặt ra trong sản xuất và đang rất cần những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất bằng giá trị và lợi nhuận.

Lâm Đồng, với diện tích xấp xỉ 150 ngàn ha cà phê, sản lượng ước đạt 382 ngàn tấn là một trong những vùng cà phê lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, chất lượng của cà phê Lâm Đồng vẫn chưa được đánh giá cao, giá trị trên thị trường chưa xứng đáng với tiềm năng vốn có.