Phát hiện chất cấm trong thịt lợn thịt gà

Chiều ngày 21.10, trao đổi với một số cơ quan báo chí, ông Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho biết, qua lấy mẫu giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm lĩnh vực nông lâm thủy sản trong tháng 8 và tháng 9 cho thấy, ở cả Hà Nội và TP.HCM đều phát hiện các chất hóa học và kháng sinh với tỉ lệ trung bình chiếm 7,6%.
Cụ thể, đối với thịt lợn, trong số 63 mẫu thịt lợn đã lấy giám sát trong tháng 8 và tháng 9, phát hiện một mẫu có dự lượng Sabutamol và 3 mẫu có dư lượng Sulfadinidine, 7 mẫu Salmonella vượt ngưỡng giới hạn cho phép.
Trong đó, tại Hà Nội có 5/35 mẫu thịt lợn phát hiện vết (tức là có dấu vết) chất Sabutamol và 1 mẫu có dư lượng Sabutamol vượt ngưỡng giới hạn cho phép (13,3ppm); 5/35 mẫu phát hiện Salmonella, chiếm 14,3%.
Tại TP.HCM, các cơ quan chức năng cũng phát hiện 1/17 mẫu có vết Sabutamol nhưng không vượt giới hạn cho phép và 2/17 mẫu nhiễm Samonella.
Ngoài ra, ở Hà Nội còn phát hiện 5 mẫu có Sulfadimidine, trong đó có 3 mẫu vượt ngưỡng giới hạn cho phép.
Kết quả giám sát cũng cho thấy, các chất cấm, chất kháng sinh không chỉ bị phát hiện ở thịt lợn mà còn có cả ở thịt gà. Cụ thể, trong số 65 mẫu thịt gà có 9 mẫu phát hiện Salmonella, 11 mẫu có dư lượng kháng sinh Flofenicol và 11 mẫu có dư lượng Enrofloxacin.
Trong đó ở Hà Nội có 4/30 mẫu phát hiện Salmonella, chiếm 6,7%; 6/30 mẫu phát hiện Flofenicol nhưng ở ngưỡng giới hạn cho phép; 6/30 mẫu phát hiện Enrofloxacin, trong đó có 2 mẫu vượt ngưỡng quy định của EU và 3 mẫu phát hiện mức cao hơn quy định của Nhật Bản.
Tại TP.HCM có 5 mẫu phát hiện Salmonella; 5 mẫu phát hiện Flofenicol và 5 mẫu phát hiện Enrofloxacin nhưng đều ở dưới mức quy định của EU và Nhật Bản.
“Hiện ở Việt Nam chưa có quy định về tỉ lệ chất Flofenicol và Enrofloxacin nên Bộ NNPTNT đang đề nghị Bộ Y tế đưa ra các tiêu chuẩn quy định về mức giới hạn cho phép của các chất này”, ông Tiệp cho biết.
Cũng theo ông Tiệp, ngoài việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát các chất cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân không dùng chất cấm, đặc biệt là chất vàng ô… bởi đó không chỉ là hành vi gian lận thương mại mà còn gây hại sức khỏe cho người tiêu dụng, cách làm ăn như thế là rất vô lương tâm, nguy cơ có thể làm phá sản cả ngành chăn nuôi của Việt Nam.
Ông Tiệp cho biết thêm, số liệu công bố của các cơ quan chức năng cho thấy trong 9 tháng đầu năm đã nhập tới 68 tấn Sabutamol - số lượng này là quá nhiều, cần phải làm rõ các doanh nghiệp nhập về có sản xuất thuốc hay không.
Đồng thời, ngành y tế cũng phải kiểm soát thật chặt việc nhập khẩu các chất này của những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc tân dược.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật.

Cơn sốt cây "tỷ đô" tại Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc gần đây khiến thị trường cung ứng giống sôi sục theo.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Thuận, đến nay trên địa bàn tỉnh có 732 ha thanh long bị bệnh đốm trắng. Trong đó, không có diện tích nhiễm nặng, diện tích nhiễm nhẹ 697 ha (tỉ lệ bệnh < 5 %), 35 ha nhiễm trung bình (tỉ lệ bệnh 5 – 25 %), tăng 302,5 ha so với tuần trước và tăng 538 ha so với cùng kỳ năm 2014.

Cây ổi lê Đài Loan được thực hiện trồng thí điểm tại xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng theo dự án Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh tăng hiệu quả sản xuất cây ổi lê Đài Loan tại huyện Bến Cát trước đây (mô hình triển khai nay thuộc huyện Bàu Bàng) do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (TTƯDTBKH&CN) thuộc Sở KH&CN thực hiện.

Ngày 4/6, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn cho biết trên cơ sở nghiên cứu gần 20 năm của Bộ, đồng thời tiếp thu những nghiên cứu của các nhà khoa học, quản lý phân tích những điều kiện trong nước và quốc tế, Bộ đang hoàn thiện quy hoạch ngành hàng mắcca và quy hoạch này sẽ được ban hành cuối năm nay.