Phát Hiện Cá Tầm Có Kháng Sinh Cấm

Cơ quan chức năng đã kiểm tra nguồn gốc một số loại cá bày bán tại các chợ đầu mối trên địa bàn TP. Hà Nội nhưng tiểu thương không đưa ra được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các loại cá, trong đó có cá tầm.
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết từ tháng 5/2013, cơ quan này đã phối hợp với Chi cục Quản lý Chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội và một số cơ quan, ban ngành của Hà Nội tiến hành kiểm tra cá tầm, cá quả, cá trê tại một số chợ đầu mối trên địa bàn Thành phố.
Qua kiểm tra, các tiểu thương tại chợ đều nói là cá có nguồn gốc từ Bắc Giang, Hưng Yên... nhưng lại không đưa ra được giấy tờ chứng minh nguồn gốc sản phẩm.
Qua lấy 30 mẫu để kiểm tra (10 mẫu cá tầm, 10 mẫu cá trê, 10 mẫu cá quả), Cục đã phát hiện có 1 mẫu cá tầm, 1 mẫu cá trê nhiễm hóa chất kháng sinh cấm Leuco Malachite Green và 2 mẫu cá quả nhiễm hóa chất kháng sinh cấm AOZ. Đây là những chất được sử dụng để chống nhiễm vi khuẩn và nấm ngoài da cho cá đã được cấm sử dụng ở Việt Nam từ năm 2007.
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản sẽ đưa cá tầm vào danh mục giám sát dư lượng hóa chất, kháng sinh thường xuyên trong 6 tháng cuối năm 2013. Đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ NNPTNT để có biện pháp phối hợp với Bộ Công Thương quản lý chặt chẽ tình trạng buôn bán, kinh doanh sản phẩm cá tầm, cá trê, cá quả... trong thời gian tới.
Trước đó, Tập đoàn Cá tầm Việt Nam và Hiệp hội Cá nước lạnh cũng đã tiến hành gặp gỡ báo chí để thông tin một số vấn đề về việc phân biệt cá tầm Việt Nam và cá tầm nhập lậu, đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để xử lý thông tin cá tầm nhập lậu, tránh gây hoang mang cho người tiêu dùng, ảnh hưởng đến người sản xuất, nuôi cá tầm trong nước.
Có thể bạn quan tâm

Chị Phạm Ngọc Ánh, ấp Hố Gùi, xã Tam Giang Ðông, huyện Năm Căn, cho biết: “Trước đây chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc nuôi tôm dưới tán rừng, ít chú trọng công tác trồng và bảo vệ rừng nên tôm nuôi thường xuyên bị dịch bệnh chết. Từ khi thực hiện mô hình nuôi tôm kết hợp trồng rừng, tôm nuôi cho thu hoạch cao”.

Ngư dân huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) đang trúng đậm cua giống và cá kèo giống. Nhiều ngư dân cho biết, năm nay số lượng cá kèo giống và cua giống nhiều hơn những năm trước. Đồng thời, bà con còn bán được giá cao.

Mấy mươi năm gắn bó với nghề nuôi chim yến, mái tóc đã lấm chấm bạc, ông Mười Thiết kể lại rằng, từ những năm 1980, gia đình làm nghề thợ mộc, một số chim yến đã vào nhà ông lưu trú. Những ngày đầu ông chưa biết đó là chim yến và hiển nhiên chưa biết giá trị của tổ yến mang lại. Vì vậy, có đôi lúc ông cùng anh em làm thợ bắt những con chim lưu trú ở nhà ông để bỏ đi.

Huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ có truyền thống phát triển nuôi heo theo quy mô nhỏ tại nông hộ, nhất là tại các xã thuộc phía Bắc kênh Cái Sắn. Gần đây, khi giá heo hơi ở mức cao, người dân rất phấn khởi, tích cực phát triển đàn. Tuy nhiên, chăn nuôi heo theo quy mô nhỏ tại các nông hộ cũng gặp không ít rủi ro.

Qua theo dõi đặc điểm dịch tễ của bệnh, các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc liên tục xuất hiện các trường hợp gia súc mắc bệnh Nhiệt thán trong những năm gần đây và thường xuyên có người bị mắc bệnh Nhiệt thán do ăn thịt gia súc mắc bệnh, chết. Do vậy, nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh Nhiệt thán trên gia súc là rất cao, đặc biệt ở địa phương đã có ổ dịch Nhiệt thán trong thời gian vừa qua.