Phát hiện 3.000 vụ vi phạm sản xuất phân bón/năm

Đại diện Chi cục QLTT tỉnh Phú Yên cho biết thời gian gần đây, cơ sở sản xuất phân bón giả đã dùng đất cao lanh, diatomit để trộn thành phân bón NPK và đóng vào bao bì của nhà sản xuất có thương hiệu để đánh lừa người tiêu dùng.
Tinh vi hơn, các cơ sở này sản xuất một số chất chưa đầy đủ thành phần thành sản phẩm rồi cho vào bao bì không in nhãn hiệu, chở đi nơi khác pha chế thành sản phẩm… bán với giá cao để kiếm lời.
“Mỗi năm, riêng lĩnh vực phân bón, lực lượng QLTT phát hiện gần 3.000 vụ vi phạm, tịch thu 1.000 tấn phân bón không đảm bảo chất lượng.
Hiện nay, các ngành chức năng T.Ư đang tìm giải pháp bổ sung để hoàn thiện cơ chế, chính sách đấu tranh chống nạn sản xuất phân bón giả, kém chất lượng.
Bảo vệ việc sản xuất, làm ăn của người nông dân và doanh nghiệp chân chính”- đại diện Cục QLTT (Bộ Công Thương) cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa công nhận lúa BG6 do Công ty cổ phần Giống cây trồng Bắc Giang sản xuất, chọn tạo là giống cây trồng nông nghiệp mới, bổ sung vào cơ cấu giống lúa của các tỉnh phía Bắc và duyên hải nam Trung bộ.

Số tiền trên được trích từ qũy phòng, chống thiên tai của địa phương để hỗ trợ cho 80 hộ dân ở huyện Sa Pa có diện tích su su bị sập giàn và hư hỏng trong đợt mưa tuyết vừa qua với mức hỗ trợ 20 triệu đồng/ha.

Những ngày cuối năm lên với huyện miền núi cao Quế Phong - vùng đất mới của cây cao su, hay về với “thủ phủ” Anh Sơn, Thanh Chương, đều cảm nhận thấy rất rõ sự phát triển mạnh mẽ của loại cây mà sản phẩm ngày nay được gọi là “vàng trắng”. Với Dự án “trồng và phát triển cao su trên đất Nghệ An” của Công ty Cổ phần Đầu tư - Phát triển cao su Nghệ An, những vùng đồi nghèo trước đây nay đã xanh màu hy vọng và no ấm.

Những ngày cận Tết Nguyên Đán, đến với xã Thuận (Hướng Hóa, Quảng Trị) chúng ta sẽ được hòa mình trong bầu không khí lao động hết sức khẩn trương của người dân nơi đây. Trên những ngọn đồi, người dân hối hả thu hoạch sắn chuyển đến nhà máy, nguồn thu này giúp người trồng sắn có thêm điều kiện để đón một cái tết no ấm, sung túc.

Đông xuân là vụ sản xuất chính trong năm. Để có một vụ mùa bội thu cả về năng suất, sản lượng, chất lượng hạt lúa, vui xuân, đón Tết nông dân cũng cần tăng cường thăm đồng thường xuyên, theo dõi tình hình dịch bệnh hại lúa, nhất là trong điều kiện thời tiết lạnh và thất thường như hiện nay.