Phát hiện 3.000 vụ vi phạm sản xuất phân bón/năm

Đại diện Chi cục QLTT tỉnh Phú Yên cho biết thời gian gần đây, cơ sở sản xuất phân bón giả đã dùng đất cao lanh, diatomit để trộn thành phân bón NPK và đóng vào bao bì của nhà sản xuất có thương hiệu để đánh lừa người tiêu dùng.
Tinh vi hơn, các cơ sở này sản xuất một số chất chưa đầy đủ thành phần thành sản phẩm rồi cho vào bao bì không in nhãn hiệu, chở đi nơi khác pha chế thành sản phẩm… bán với giá cao để kiếm lời.
“Mỗi năm, riêng lĩnh vực phân bón, lực lượng QLTT phát hiện gần 3.000 vụ vi phạm, tịch thu 1.000 tấn phân bón không đảm bảo chất lượng.
Hiện nay, các ngành chức năng T.Ư đang tìm giải pháp bổ sung để hoàn thiện cơ chế, chính sách đấu tranh chống nạn sản xuất phân bón giả, kém chất lượng.
Bảo vệ việc sản xuất, làm ăn của người nông dân và doanh nghiệp chân chính”- đại diện Cục QLTT (Bộ Công Thương) cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Cty CP Phân bón Bình Điền đã tổ chức chuyến học tập tại Viện Lúa quốc tế IRRI (Philippines) từ ngày 14 đến 18/11/2015. Có thể nói, chuyến đi đã nối kết được những kinh nghiệm quý báu từ thực tế ruộng vườn ra thế giới.
Theo Bộ Công an, tình trạng sản xuất, sử dụng phụ gia, chất bảo quản trong chế biến thực phẩm, trong chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đang trở nên phổ biến.

Trong nuôi thủy sản có rất nhiều phương pháp sinh học đã và đang được ứng dụng rộng rãi để xử lý ô nhiễm môi trường, đặc biệt là xử lý các chất thải hữu cơ.

Ông Hoàng Xuân Tin (Quỳnh Bảng, Quỳnh Lưu, Nghệ An) đầu tư tiền tỷ để xây dựng hệ thống nhà kín để nuôi tôm thâm canh quanh năm. Ông là người đầu tiên áp dụng biện pháp nuôi tôm trong nhà ở huyện Quỳnh Lưu.