Phát Hiện 2 Hộ Nuôi Trái Phép Động Vật Hoang Dã

Cục Cảnh sát Môi trường phía Nam vừa phối hợp với Chi cục Kiểm lâm TPHCM kiểm tra hộ ông Trần Minh Thạch (phường Thới An, quận 12) và hộ ông Võ Quốc Quang (huyện Hóc Môn, TPHCM), phát hiện nhiều cá thể động vật hoang dã (ĐVHD) quý hiếm được nuôi nhốt trái phép gồm: 1 sóc đen, 1 kỳ tôm, 7 gà lôi, 1 cầy gấm cực hiếm và nhiều sản phẩm ĐVHD khác như 27kg thịt gấu, chồn, dúi, heo rừng...
Tất cả các cá thể ĐVHD được bàn giao cho Trung tâm Cứu hộ ĐVHD Củ Chi (TPHCM). Cơ quan điều tra sẽ đưa ra quyết định xử phạt trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp từ 35 con lợn, nhờ lao động cần cù và tiết kiệm trong chi tiêu, ông Lê Văn Hoàng, ở thôn Lệ Sơn 2, xã Hòa Tiến (Hoà Vang - Đà Nẵng) đã làm giàu.

Đức và Đô là hai anh em ruột, lần lượt được nhận giải thưởng Lương Định Của dành cho nhà nông trẻ xuất sắc toàn quốc lần thứ IV (2009) và lần thứ VII (2013).

Mặc dù bị mù bẩm sinh cả hai mắt nhưng với nghị lực sống mạnh mẽ cùng sự khéo léo của đôi tay và tính cần mẫn, ông Phan Ly ở thôn An Mô, xã Triệu Long (Triệu Phong - Quảng Trị) đã vượt qua số phận, trở thành một tấm gương làm kinh tế giỏi.

Khai thác thủy sản theo mô hình tổ hợp tác ở Bến Tre đã được hình thành sơ khai từ trước những năm 2000, nhưng là tự phát từ các thành viên trong gia đình hay bạn bè thân thuộc khai thác cùng nghề, cùng ngư trường.

Cũng như nhiều người khác, hành trình làm giàu của chị Triệu Thị Liên, người Dao đỏ, ở thôn Nà Luồng, thị trấn Đông Khê (Thạch An - Cao Bằng) đã nếm trải không ít thất bại. Bây giờ, khi đã gặt hái thành công, chị đúc kết lại: “Muốn làm giàu, ngoài sự cần cù, chịu khó cần phải năng động, sáng tạo nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương”.