Phát động chiến dịch tháng ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn

Rệp sáp bột hồng lần đầu tiên xuất hiện được ghi nhận tại huyện vào tháng 11/2014 trên diện tích 0,75ha với tỉ lệ 1% cây bị hại tại hai xã Xuân Lãnh và Xuân Quang 1. Hiện diện tích sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng tăng lên đến 140,6ha ở 11 xã, thị trấn.
Trong tháng ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn, huyện tổng điều tra rệp sáp bột hồng và tổ chức tập huấn cho nông dân; tổ chức tiêu hủy và hỗ trợ các diện tích sắn bị nhiễm nặng. UBND huyện đề nghị các cơ quan ban ngành; các địa phương, Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Đồng Xuân cùng phối hợp thực hiện để chiến dịch đạt hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Theo thống kê, cánh đồng liên kết vụ hè thu năm 2015 được thực hiện ở 10 huyện, thị với diện tích 31.378,1ha/44.826ha kế hoạch đạt 70%, có trên 16.000 hộ tham gia.
Tính đến thời điểm hiện nay, nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch lúa hè thu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đợt hạn đầu vụ nên năng suất lúa đạt thấp, trung bình từ 6 - 6,5 trấn/hécta, có khu vực chỉ đạt 4 tấn/hécta.
5 năm trở lại đây, nhờ cây keo có giá nên diện tích cây keo ở Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã tăng lên đáng kể, nhiều nhất là ở xã Khánh Nam. Một số diện tích đất rẫy đất đồi trước đây trồng bắp, mì kém hiệu quả kinh tế bà con đã chuyển sang trồng keo, đưa diện tích cây keo lại toàn xã hiện nay lên khoảng 1.000 ha, cao nhất huyện.

Huyện Bắc Hà (Lào Cai) có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển cây ăn quả ôn đới, trong đó có các loại cây ăn quả đặc sản, như mận, đào, lê…

Hiện thanh long ruột đỏ bán tại vườn chỉ còn 3 - 4 ngàn đồng/kg. Đây là loại trái cây đặc sản Đồng Nai phát triển khá nhanh về diện tích trong vài năm trở lại đây vì có tiềm năng xuất khẩu lớn, do các thị trường khó tính, như: Mỹ, Nhật Bản... đã mở cửa cho mặt hàng này. Nhật Bản cũng đã cấp phép cho trái xoài của Đồng Nai, nhưng thực tế hiện nay vẫn chưa có đơn hàng xuất khẩu nào cho 2 loại trái cây này.