Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phần Lớn Hợp Tác Xã Nuôi Nghêu Ở Ngọc Hiển Tan Rã Ở Cà Mau

Phần Lớn Hợp Tác Xã Nuôi Nghêu Ở Ngọc Hiển Tan Rã Ở Cà Mau
Ngày đăng: 15/05/2012

Huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau có 17 hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu, thu hút 1300 lao động, hiện có 11 HTX tan rã. Sau gần 2 năm thành lập, mặc dù đây là mô hình có hiệu quả kinh tế, xã hội hóa tốt, nhưng do các HTX ở lĩnh vực này còn chưa tạo được sự liên kết, vẫn thường xuyên tranh giành lợi nhuận và mạnh ai nấy làm dẫn tới không tạo được uy tín, thương hiệu cho nghề nuôi nghêu.

Ông Nguyễn Văn Tâm, một nông dân từng là thành viên trong HTX nuôi nghêu cho biết, mỗi HTX đều được chính quyền phân chia ranh giới, diện tích rõ ràng. Nhưng do muốn mở rộng diện tích nên người dân ồ ạt lấn chiếm, phát sinh tranh cãi, nội bộ mất đoàn kết, xã viên từ bỏ hợp tác xã ra ngoài khai thác nghêu tự do.

Vùng ven biển huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau hình thành bãi nghêu dài hơn 30 km với sản lượng hàng năm thu được lên tới trên 40.000 tấn, giá bán 25.000 đ/kg nghêu thường và 20 triệu đồng/kg nghêu giống. Đây là loại thủy sản xuất hiện 6 tháng trong năm (từ đầu tháng 4 cho tới 9) nên đã thu hút đông đảo lao động trong vùng tham gia.

Khi bãi nghêu đã hình thành đã phát sinh tình trạng người lao động thập phương tới khai thác, tìm kế mưu sinh, cao điểm trong ngày có lúc lên tới 4.000 - 5.000 người. Tình trạng trên diễn ra hết sức lộn xộn, tranh giành, xô xát lẫn nhau, dẫn tới tình hình trật tự trên bãi biển diễn biến phức tạp.

Trước tình hình trên, chính quyền địa phương tiến hành quy hoạch, đối với khu vực cấm thì giải tỏa không cho khai thác. Khu nào cho phép người dân khai thác thì phải theo quy hoạch, có sự hướng dẫn cụ thể. Đồng thời thành lập HTX nuôi nghêu, khai thác nghêu và trong thời gian ngắn đã có tới 17 HTX ra đời.

Mặc dù đã có những giải pháp, nhưng thời gian qua vì chạy theo lợi nhuận, lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm tập thể đã dẫn tới sự cạnh tranh không lành mạnh, làm ăn thất thường, manh mún nên đời sống xã viên không tốt dẫn tới họ “bỏ của chạy người”.

Để khắc phục tình trạng trên, ông Nguyễn Trường Giang, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển cho biết, chính quyền địa phương đang tích cực chỉ đạo củng cố lại các HTX để đưa vào hoạt động như trước đây. Vì đây là mô hình sản xuất hiệu quả, vừa đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên, đồng thời vừa tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động tại chỗ. Chính quyền đang vận động xã viên HTX nâng cao ý thức tự quản, làm việc trên tinh thần đoàn kết vì cái lợi chung và có tổ chức kỷ luật./.

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.700 Tỉ Đồng Cho Người Nuôi Cá Tra Hơn 1.700 Tỉ Đồng Cho Người Nuôi Cá Tra

UBND tỉnh An Giang vừa có công văn đề nghị Chính phủ cho phép Ngân hàng Phát triển VN tham gia tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu cá tra.

09/10/2012
Nuôi Tôm Theo Hướng VietGAP Hiệu Quả Bền Vững Ở Cà Mau Nuôi Tôm Theo Hướng VietGAP Hiệu Quả Bền Vững Ở Cà Mau

Khi sản phẩm xuất khẩu ngày càng chịu sự kiểm tra gắt gao của các nước trên thế giới, giá tôm sú và tôm thẻ bấp bênh, quy trình sản xuất sạch của mô hình nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến theo hướng VietGAP tạo bước đột phá cho nền kinh tế mũi nhọn Cà Mau phát triển bền vững.

18/10/2012
Nỗi Niềm Của Nông Dân Trồng Chè Nỗi Niềm Của Nông Dân Trồng Chè

Bóc một họp trà líp ton giá vài chục nghìn đồng, nếu vào nhà hàng, chỉ cần nhúng một tép trà vào một bộ tách đẹp, thêm chút ít chanh đường, thế đã là một thức nhấm cao cấp với giá tương đối cao

18/02/2011
Chỉ Có 5,2% Trại Sản Xuất Cá Tra Giống Đã Qua Chọn Lọc Chỉ Có 5,2% Trại Sản Xuất Cá Tra Giống Đã Qua Chọn Lọc

Theo Bộ NN&PTNT, hiện nay trong 152 trại sản xuất cá bột có đàn cá bố mẹ mới chỉ có 5,2% trại sản xuất cá bố mẹ đã qua chọn lọc di truyền từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, trên 31% cơ sở sản xuất chọn mua cá bố mẹ từ nguồn cá tự nhiên.

30/10/2012
Mô Hình Nuôi Cá Lóc Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Mô Hình Nuôi Cá Lóc Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Gần đây, phong trào nuôi cá lóc thương phẩm ở Bình Thuận phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân địa phương. Tuy nhiên, đối với nghề nuôi cá lóc hiện nay, khó khăn lớn nhất là quản lý nguồn nước và nguồn thức ăn cá tạp tươi đảm bảo chất lượng và số lượng.

16/01/2012