Phấn Khởi Vào Vụ Muối

Phòng NN-PTNT huyện Đông Hải (Bạc Liêu) cho biết: Hiện giá muối tại địa phương đang ổn định ở mức 1.500đ/kg muối trắng và 1.100đ/kg muối đen, cao hơn cùng kỳ năm ngoái 200đ/kg.
Giá muối thời điểm giao mùa khá cao, diêm dân huyện Đông Hải đang rất phấn phởi vào vụ SX mới.
Bà Đinh Thị Nhàn, ngụ xã Điền Hải cho biết: Vụ muối vừa qua giá thấp, nhiều hộ dân chúng tôi trữ lại đến nay bán được giá cao nên được hưởng niềm vui nhân dịp năm mới.
Đây cũng là động lực để chúng tôi chuẩn bị cho mùa vụ mới, hy vọng năm nay xẽ có vụ mùa bội thu và trúng giá.
Huyện Đông Hải có diện tích muối lớn nhất tỉnh Bạc Liêu với hơn 1.900 ha/1.153 hộ (muối trải bạt 5,6 ha), tổng sản lượng thu hoạch năm qua đạt 100.963 tấn, muối trắng chiếm gần 41.000 tấn.
Diện tích muối của huyện tập trung chủ yếu tại các xã Điền Hải, Long Điền Đông (hai xã này chiếm khoảng 70% diện tích). Ngoài ra còn rải rác tại các xã Long Điền Tây, An Phúc…
Ông Nguyễn Trường Hận, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Đông Hải cho biết: Năm nay kế hoạch huyện vẫn giữ diện tích muối trong khoảng 1.935 ha và sản lượng khoảng 107.200 tấn. Mùa mưa vừa qua kết thúc muộn, bà con trên địa bàn tiến hành vụ muối trễ hơn thường niên khoảng 1 tháng.
Hiện nay bà con đang ráo riết chuẩn bị đưa nước vào ruộng muối, thời tiết thuận lợi thì 2 tháng nữa bà con sẽ được thu hoạch muối đầu năm.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, hơn 3,3 ha tôm nuôi trên địa bàn Diễn Châu (Nghệ An) đã xuất hiện bệnh. Một số đầm, tôm chết nhiều nên phải thu hoạch sớm.

Đang là mùa mưa nên nhiệt độ thường giảm xuống, các chỉ số môi trường thay đổi liên tục; Do đó người nuôi tôm ở Sóc Trăng cần theo dõi thông tin khuyến cáo của ngành chức năng, đặc biệt là thông báo quan trắc môi trường nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, diễn biến thời tiết, cảnh báo dịch bệnh… để bà con có 1 vụ nuôi thành công.

Sò huyết Ô Loan là đặc sản của Phú Yên, nhưng nhiều năm nay loài thủy sản này gần như bị cạn kiệt. Nuôi sò huyết là công việc mới nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản đặc hữu của đầm Ô Loan. Hiện Nhà nước đang đầu tư cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng nuôi nhằm từng bước chuyển đổi nghề, tạo sinh kế cho người dân địa phương.

Theo báo cáo của Tổng Cục thủy sản (Bộ NN&PTNT), tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có 40 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP). Trong đó có 30 cơ sở nuôi cá tra, diện tích khoảng 224ha, 6 cơ sở tôm nước lợ, với khoảng 160ha.

Lâu nay, người nuôi tôm thường gặp khó khăn do dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp, đầu ra cho sản phẩm cũng rất bấp bênh. Trước tình hình này, Phòng NN&PTNT huyện Đông Hải (Bạc Liêu) quy hoạch lại vùng nuôi tôm sạch, liên kết với doanh nghiệp hướng dẫn kỹ thuật nuôi, hỗ trợ con giống, chế phẩm vi sinh, bao tiêu sản phẩm… Từ đó giảm bớt nỗi lo cho người nuôi tôm trong huyện.