Phấn Đấu Trở Thành Xã Nông Thôn Mới Vào Năm 2015

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Liễu Đô (Lục Yên) đã đăng ký phấn đấu trở thành xã nông thôn mới vào năm 2015.
Để thực hiện được mục tiêu này, xã đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện. Sau 3 năm triển khai, xã đã cơ bản hoàn thành 11 tiêu chí: tiêu chí số 1 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch; tiêu chí số 3 về thủy lợi; tiêu chí số 4 về điện; tiêu chí số 7 về chợ nông thôn; tiêu chí số 8 về bưu điện; tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư; tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động; tiêu chí số 14 về giáo dục; tiêu chí số 16 về văn hóa; tiêu chí số 18 về hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh; tiêu chí số 19 về an ninh trật tự.
Năm 2014, xã phấn đấu hoàn thành thêm 4 tiêu chí nữa là: tiêu chí số 2 về giao thông; tiêu chí số 5 về trường học; tiêu chí số 11 về hộ nghèo; tiêu chí số 13 về tổ hợp tác. Các tiêu chí còn lại phấn đấu hoàn thành vào năm 2015.
Ông Hoàng Công Lệnh - Chủ tịch UBND xã, Trưởng ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của xã cho biết: Qua đánh giá các tiêu chí mà xã đã đạt được cơ bản bền vững như tiêu chí số 3 về hệ thống thủy lợi của xã đã cơ bản được đầu tư, đáp ứng yêu cầu sản xuất của nhân dân trong xã; toàn xã có tổng chiều dài kênh mương là 38,3km, đã cứng hoá được 17,8km.
Tiêu chí số 4 về điện, trên địa bàn xã có chiều dài đường dây hạ thế là 12,4km, có 2 trạm hạ thế hệ thống điện của xã được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2013 với 100% các thôn, bản và 100% hộ dân được sử dụng điện.
Về hệ thống chính trị - xã hội, 21/21 cán bộ công chức xã có chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ chính trị đạt chuẩn, có đủ các tổ chức chính trị - xã hội theo quy định, Đảng bộ và chính quyền hàng năm đều đạt trong sạch vững mạnh.
Tiêu chí số 8 về bưu điện, xã đã có nhà bưu điện văn hoá xã phục vụ bưu chính viễn thông, 11/11 thôn bản có điểm truy cập Internet. Tiêu chí số 16 về văn hóa, xã có 11/11 thôn bản được công nhận đạt chuẩn thôn văn hóa, xã đã ra mắt xây dựng xã văn hoá, phấn đấu được công nhận vào năm 2015.
Đối với các tiêu chí phấn đấu hoàn thành trong năm 2014 cũng rất khả quan như: Tiêu chí số 2 về đường giao thông, xã có trục đường Yên Thế - Vĩnh Kiên chạy qua trung tâm xã; các trục đường liên xã như tuyến Liễu Đô - Mường Lai dài 1km đã được rải nhựa; tuyến Liễu Đô - An Phú dài 1km đã được rải đá dăm nước; các tuyến đường liên thôn, nội thôn trong xã có tổng chiều dài 15,7km; trong đó đã được cứng hoá 7,5km, đạt 47%, như vậy xã chỉ cần cứng hóa thêm 2km nữa là sẽ đạt trên 50% (đạt tiêu chí nông thôn mới).
Qua tìm hiểu được biết, 2km đường liên thôn, nội thôn đã được UBND huyện Lục Yên phê duyệt thực hiện vào cuối năm 2014.
Về tiêu chí số 17 vệ sinh môi trường, toàn xã có 860/1.063 hộ được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 79,9%; xã không có hoạt động nào làm suy giảm môi trường; nghĩa trang nhân dân được quy hoạch vào các khu tập trung. Tuy nhiên, để đạt được tiêu chí này, xã cần vận động nhân dân thực hiện việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt ở các khu dân cư như mỗi hộ gia đình cần có hố chôn rác thải, giữ gìn vệ sinh chung.
Đối với tiêu chí số 5 về trường học, xã có 3 trường học, trong đó có 1 trường đạt chuẩn quốc gia là Trường Tiểu học Lý Tự Trọng; Trường THCS Nguyễn Huệ đã được đánh giá đạt chuẩn đang chờ quyết định công nhận; còn Trường Mầm non Hoa Phượng đang trên lộ trình, phấn đấu đạt chuẩn vào cuối năm 2014.
Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình triển khai Chương trình, Liễu Đô vẫn còn gặp những khó khăn do nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, vẫn còn tư tưởng trông chờ vào sự quan tâm đầu tư của Nhà nước; các hình thức sản xuất còn chậm đổi mới, chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh của địa phương; trình độ năng lực quản lý của một số cán bộ xã cũng chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đã đề ra.
Ông Hoàng Công Lệnh - Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: "Để hoàn thành mục tiêu xây dựng xã trở thành xã nông thôn mới vào năm 2015, cấp ủy, chính quyền địa phương cần chủ động, mạnh dạn, sáng tạo và quyết tâm cao hơn nữa trong việc thực hiện các tiêu chí phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, nhất là việc chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển nghành nghề dịch vụ, thúc đẩy liên doanh, liên kết giữa các nhóm hộ để phát triển sản xuất, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân; tập trung nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; đồng thời huy động sự vào cuộc của các doanh nghiệp để việc thực hiện các tiêu chí còn lại được thuận lợi hơn".
Có thể bạn quan tâm

Vụ sản xuất Hè Thu, các địa phương trong tỉnh tiếp tục hưởng ứng mạnh mẽ chủ trương xây dựng các cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa và các loại cây trồng cạn, có sự tham gia của 4 nhà, tạo vùng sản xuất tập trung, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích.

Ngày 21.10, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định cho biết Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định Nguyễn Viết Hưng vừa ký Quyết định số 2084 công bố dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại các xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản và xã Trực Phú, huyện Trực Ninh.

Sau 4 năm xây dựng nông thôn mới (XDNTM), bộ mặt nông thôn Phù Cát đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, phấn đấu để cán đích NTM đúng lộ trình đã khó, duy trì danh hiệu “xã NTM” lại càng khó hơn.

Cho đến bây giờ, sau gần 4 năm nuôi heo, ông Trần Thanh Nam, ở thôn Mỹ Trang, xã Mỹ Châu, mới vỡ vạc một điều “nuôi heo không dễ chút nào, còn khó nữa là đằng khác, nhưng nếu có lòng kiên trì, cố gắng tìm tòi học hỏi, tổ chức nuôi khoa học, bài bản thì nhất định sẽ... có ăn”.

Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh đã triển khai xây dựng các mô hình chăn nuôi gà trên nền đệm lót sinh học để chuyển giao tiến bộ KHKT mới đến bà con nông dân, đem lại kết quả khả quan, được người chăn nuôi chấp nhận, có khả năng nhân rộng cao.