Phân bón Made in USA sản xuất ở Đồng Nai không thể tiếp cận xưởng sản xuất

Theo đó, ông Khiếu Mạnh Tường - TGĐ công ty Thuận Phong - có trình bày các hình ảnh về việc phối hợp kinh doanh với công ty Bio Huma Netics của Mỹ. “Việc quan hệ với công ty Mỹ là có thật trên cơ sở lợi ích của hai bên” - ông Tường cho biết.
Ngoài ra, theo ông Tường, do đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra quá bất ngờ nên vào thời điểm đó công ty không cung cấp đầy đủ giấy tờ, hồ sơ, do trụ sở chính của công ty nằm cách nhà máy gần 10km lưu giữ hóa đơn, chứng từ.
Về quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân bón do UBND tỉnh An Giang xử phạt tháng 4.2013, về hành vi làm giả phân bón có giá trị hơn 7 triệu đồng, ông Tường giải thích: Đại lý bị xử phạt không nằm trong hệ thống khách hàng của công ty Thuận Phong.
Cuối buổi họp báo, theo chương trình đi tham quan nhà xưởng được cho là tồi tàn, nhưng phía công ty không cho tham quan bên trong nhà xưởng.
Trước đó, ngày 27.8, tại trụ sở Công an (CA) tỉnh Đồng Nai, Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cùng đoàn ban ngành T.Ư đã làm việc với CA tỉnh Đồng Nai, công bố kết quả điều tra của Cơ quan CSĐT CA tỉnh Đồng Nai về vụ việc có dấu hiệu sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón dạng nước được nhập khẩu tại Hoa Kỳ, xảy ra tại Công ty CP Thuận Phong, KP7, P.Long Bình, TP.Biên Hòa, Đồng Nai.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh - GĐ CA tỉnh Đồng Nai - đề nghị Cơ quan CSĐT cần lưu ý các chi tiết đã được các cơ quan T.Ư nêu ra và yêu cầu Cơ quan CSĐT làm lại đúng quy trình yêu cầu cơ quan chuyên môn đặt ra.
Việc thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, cần trưng cầu giám định cơ quan độc lập, thống nhất với VKSND, tham vấn Sở NNPTNT và Chi cục Quản lý thị trường. Đến nay, vụ việc vẫn đang được tiếp tục điều tra làm rõ.
Có thể bạn quan tâm

Hiện giá lúa khô tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long loại thường dao động 5.600 - 5.700 đồng/kg, lúa dài 5.750 - 5.850 đồng/kg. Dự báo hết năm 2014, sản lượng lúa thu hoạch của cả nước ước khoảng 25,48 triệu tấn, trong đó lượng lúa hàng hóa hơn 17 triệu tấn, tương đương hơn 8,5 triệu tấn gạo phục vụ xuất khẩu...

Hầu hết các hộ dân trong thôn đều phun thuốc diệt trừ sâu từ 2 - 3 đợt (mỗi đợt tiêu tốn khoảng 1 triệu đồng/ha), nhưng hễ lá non mọc lên thì sâu lại ồ ạt xuất hiện và ăn tiếp đến trơ trụi. Hiện chưa có biện pháp cứu hàng trăm hécta rừng thông còn lại đang khiến người dân ngày mỗi điêu đứng.

Trên địa bàn huyện hiện có 110 máy GĐLH, chiếm 50% tổng số máy toàn tỉnh; đảm bảo thu hoạch 65% diện tích lúa Đông xuân, 67% vụ Hè thu, 83% vụ Thu đông, giảm 3% lượng lúa thất thoát trong năm so cắt thủ công (tương đương gần 41 tỉ đồng). Lợi nhuận tính trên 1ha khi thu hoạch bằng máy GĐLH so với thu hoạch thủ công là 4,3 triệu đồng.

Thông tin hai loại quả vải và nhãn của Việt Nam sẽ được xuất sang thị trường Mỹ những tháng cuối năm đã mở hướng mới cho sản xuất trái cây trong nước và xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, cản trở lớn nhất đối với trái cây Việt Nam không phải ở số lượng hay tính đặc sản mà là chất lượng.

Thực hiện quy hoạch vùng chuyển đổi, đến nay, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã xây dựng được nhiều vùng sản xuất chuyên canh cho hiệu quả kinh tế cao như: Vùng sản xuất lúa hàng hóa 100ha tại các xã Thắng Lợi, Nghiêm Xuyên cho giá trị kinh tế gấp từ 1,2 – 1,5 lần so với cấy lúa thường.