Phân bón Made in USA sản xuất ở Đồng Nai không thể tiếp cận xưởng sản xuất

Theo đó, ông Khiếu Mạnh Tường - TGĐ công ty Thuận Phong - có trình bày các hình ảnh về việc phối hợp kinh doanh với công ty Bio Huma Netics của Mỹ. “Việc quan hệ với công ty Mỹ là có thật trên cơ sở lợi ích của hai bên” - ông Tường cho biết.
Ngoài ra, theo ông Tường, do đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra quá bất ngờ nên vào thời điểm đó công ty không cung cấp đầy đủ giấy tờ, hồ sơ, do trụ sở chính của công ty nằm cách nhà máy gần 10km lưu giữ hóa đơn, chứng từ.
Về quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân bón do UBND tỉnh An Giang xử phạt tháng 4.2013, về hành vi làm giả phân bón có giá trị hơn 7 triệu đồng, ông Tường giải thích: Đại lý bị xử phạt không nằm trong hệ thống khách hàng của công ty Thuận Phong.
Cuối buổi họp báo, theo chương trình đi tham quan nhà xưởng được cho là tồi tàn, nhưng phía công ty không cho tham quan bên trong nhà xưởng.
Trước đó, ngày 27.8, tại trụ sở Công an (CA) tỉnh Đồng Nai, Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cùng đoàn ban ngành T.Ư đã làm việc với CA tỉnh Đồng Nai, công bố kết quả điều tra của Cơ quan CSĐT CA tỉnh Đồng Nai về vụ việc có dấu hiệu sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón dạng nước được nhập khẩu tại Hoa Kỳ, xảy ra tại Công ty CP Thuận Phong, KP7, P.Long Bình, TP.Biên Hòa, Đồng Nai.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh - GĐ CA tỉnh Đồng Nai - đề nghị Cơ quan CSĐT cần lưu ý các chi tiết đã được các cơ quan T.Ư nêu ra và yêu cầu Cơ quan CSĐT làm lại đúng quy trình yêu cầu cơ quan chuyên môn đặt ra.
Việc thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, cần trưng cầu giám định cơ quan độc lập, thống nhất với VKSND, tham vấn Sở NNPTNT và Chi cục Quản lý thị trường. Đến nay, vụ việc vẫn đang được tiếp tục điều tra làm rõ.
Có thể bạn quan tâm

Vùng trồng khóm Đồng Dinh (huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) rộng 500ha, năm 2014 bị bệnh héo đỏ lá, 6 tháng đầu năm 2015 gặp nắng hạn, cây khóm xuống sức làm giảm năng suất… Mặc dù hiện nay, giá khóm ổn định nhưng người trồng khóm không vui.

Ông Huỳnh Văn Lành, một chủ nuôi cá lồng bè cho biết, trong thời gian từ giữa tháng 6 trở lại đây, hiện tượng cá chẽm, cá bớp và tôm kẹt bỏ ăn, yếu dần và chết rải rác xuất hiện ở các bè nuôi thủy sản trên sông Chà Và. Hiện 500 lồng nuôi ở tiểu khu này đều có hiện tượng cá bỏ ăn, yếu và chết.

Ngay từ đầu vụ thả tôm, người nuôi tôm trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do thời tiết nắng nóng kéo dài, dẫn đến hiện tượng tôm suy dinh dưỡng, chậm lớn, dịch bệnh xảy ra. Hiện nay, các địa phương đang tập trung nhanh cho việc thu hoạch tôm vụ 1 nhưng hầu hết các hộ nuôi đều cùng chung cảnh lao đao vì thất thu.

Chi cục Thủy sản Hậu Giang vừa phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh và huyện Vị Thủy tiến hành khảo sát thực tế để tìm hiểu nguyên nhân cá nổi đầu hàng loạt trên một số tuyến kênh thuộc địa bàn xã Vị Thủy; đồng thời tiến hành đo chỉ tiêu DO (oxy hòa tan) tại hiện trường và thu mẫu để phân tích một số chỉ tiêu chất lượng nước.

Đây là hoạt động đầu tiên nằm trong kế hoạch phát triển chăn nuôi thuỷ sản huyện Đại Từ (Thái Nguyên) năm 2015. Theo đó, huyện sẽ thả 58.500 con cá giống (các loại: trắm, chép, trôi, mè) trên diện tích 15ha mặt nước của 3 hồ: Lưu Quang, xã Minh Tiến; Vai Cái, xã Văn Yên; Cầu Trà, xã Yên Lãng. Trong tháng 7 này, các đơn vị sẽ phối hợp để hoàn thành thả cá giống tại tất cả các hồ theo kế hoạch.