Phân bón hỗ trợ bị nghi hàng giả

Cơ quan Quản lý thị trường Lạng Sơn kiểm tra loại phân bị người dân nghi là giả mạo
Trong tổng số 360 hộ nghèo, cận nghèo toàn xã được hỗ trợ phân bón thì đa phần dân không nhận, trong đó có thôn Đá Mài và Đồng Sinh 100% số hộ cương quyết không nhận.
Ông Lý Văn Tài, trú tại thôn Đá Mài cho biết:
“Chẳng hiểu sao, năm nay xã lại nhập loại phân lạ có tên Quế Lâm phân bón NPK cao cấp và Phân bón hữu cơ vi sinh Quế Lâm-01 về cho dân; trong đó nhãn mác hàng hóa không rõ ràng, không có điện thoại nơi sản xuất, chúng tôi nghi giả”.
Ông Nông Văn Quan (62 tuổi), trú tại thôn Hợp Thành chỉ tay về phía những cánh đồng ngả màu úa vàng nói: “Cuối tháng 8 vừa qua, các hộ nghèo và cận nghèo được nhận đồng loạt 7 bao phân (tổng trọng lượng là 195 kg), gồm 2 loại hạt tròn và loại đất mịn.
Tôi mang một ít đi bón ruộng thì không hiệu quả, cây không phát triển, còi cọc.
Các hộ khác cũng có kết quả tương tự, nên chất đống từng bao phân nguyên đai, nguyên kiện, dựng góc nhà”
Ông Quan cho biết thêm, các hộ nghèo ở thôn phải vay mượn tiền, ra chợ huyện mua các loại phân truyền thống khác như NPK Lâm Thao hoặc Cà Mau; khi về bón ruộng lúa, chất lượng khác hẳn.
Làm việc với PV Thanh Niên, ông Hoàng Việt Thắng, Phó chủ tịch HĐND xã, Trưởng ban hỗ trợ phát triển sản xuất hộ nghèo xã Tân Lập xác nhận: việc dân không nhận phân bón đang gây khó khăn cho việc thực hiện hỗ trợ sản xuất cho người nghèo ở xã
Ông Thắng cho rằng, cán bộ địa phương không có chuyên môn nên chủ yếu tin vào nhà sản xuất, đơn vị cung ứng; năm 2015, Tân Lập nhập trên 70 tấn phân mang nhãn hiệu “Quế Lâm- phân bón NPK cao cấp” của Chi nhánh vật tư kỹ thuật nông nghiệp H.Lạng Giang tỉnh Bắc Giang.
“Nếu như đó là phân rởm, kém chất lượng thì chúng tôi sẽ trả cho nơi sản xuất”, ông Thắng nói.
Hiện tại các ngành chức năng huyện Hữu Lũng đã vào cuộc thẩm tra việc cung ứng loại phân lạ kể trên.
Theo Cơ quan Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn thì chất lượng phân đạm do lãnh đạo xã Tân Lập mua về phát cho dân có vấn đề, phải mang đi kiểm định, làm rõ sự việc, giải tỏa nỗi bức xúc của người dân.
Có thể bạn quan tâm

Hơn phân nửa số người nuôi cá tra ở tỉnh An Giang hiện nay đành chấp nhận treo ao, số còn lại một phần đang thoi thóp đeo bám nghiệp nuôi cá tra và có một số người đã đem con cá lóc về nuôi ngay trong ao cá tra với hy vọng làm giảm bớt khoản nợ nần từ nghề nuôi cá tra trước đó để lại.

Những năm qua, cùng với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đẩy mạnh các phong trào thi đua, Hội Nông dân thị trấn Tân Sơn (Ninh Sơn) đã tranh thủ nhiều nguồn của các cấp hội, tạo mọi điều kiện để hội viên được vay vốn phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống.

Năm 2010, Đồn Biên phòng Hòa Hiệp Nam (Đông Hòa - Phú Yên) đã tiến hành nuôi thử nghiệm giống heo rừng lai với mục đích dùng sản phẩm thịt để nâng cao chất lượng bữa ăn cho cán bộ chiến sĩ trong đồn. Cùng với việc phục vụ nhu cầu của đơn vị, sau hơn 2 năm triển khai, mô hình này đã có hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Nhờ thời tiết thuận lợi cho việc thả tôm nuôi, từ đầu năm đến nay, nông dân huyện Thuận Nam thả nuôi được 127 ha tôm, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, tăng 50 ha so với cùng kỳ tập trung ở xã Phước Dinh. Nông dân địa phương đã thu hoạch 90 ha đạt sản lượng 1.344 tấn tôm thịt và xuất bán 246 triệu con tôm Post 15.

Thời gian qua, tại một số địa phương, người dân đã tự phát nuôi Guinea pig hay còn gọi là chồn nhung đen để lấy thịt. Tuy nhiên, hiện nay chồn nhung đen chưa có tên trong danh sách các vật nuôi nông nghiệp, không rõ nguồn gốc và chưa có kết quả khảo nghiệm của các cơ quan chuyên môn. Do vậy chưa có căn cứ đánh giá mặt tích cực, cũng như tác hại của chồn nhung đen, đồng thời cũng chưa có căn cứ kết luận về giá trị dinh dưỡng và chất lượng thịt của vật nuôi này.