Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phân bón hỗ trợ bị nghi hàng giả

Phân bón hỗ trợ bị nghi hàng giả
Ngày đăng: 14/10/2015

Cơ quan Quản lý thị trường Lạng Sơn kiểm tra loại phân bị người dân nghi là giả mạo

Trong tổng số 360 hộ nghèo, cận nghèo toàn xã được hỗ trợ phân bón thì đa phần dân không nhận, trong đó có thôn Đá Mài và Đồng Sinh 100% số hộ cương quyết không nhận.

Ông Lý Văn Tài, trú tại thôn Đá Mài cho biết:

“Chẳng hiểu sao, năm nay xã lại nhập loại phân lạ có tên Quế Lâm phân bón NPK cao cấp và Phân bón hữu cơ vi sinh Quế Lâm-01 về cho dân; trong đó nhãn mác hàng hóa không rõ ràng, không có điện thoại nơi sản xuất, chúng tôi nghi giả”.

Ông Nông Văn Quan (62 tuổi), trú tại thôn Hợp Thành chỉ tay về phía những cánh đồng ngả màu úa vàng nói: “Cuối tháng 8 vừa qua, các hộ nghèo và cận nghèo được nhận đồng loạt 7 bao phân (tổng trọng lượng là 195 kg), gồm 2 loại hạt tròn và loại đất mịn.

Tôi mang một ít đi bón ruộng thì không hiệu quả, cây không phát triển, còi cọc.

Các hộ khác cũng có kết quả tương tự, nên chất đống từng bao phân nguyên đai, nguyên kiện, dựng góc nhà”

Ông Quan cho biết thêm, các hộ nghèo ở thôn phải vay mượn tiền, ra chợ huyện mua các loại phân truyền thống khác như NPK Lâm Thao hoặc Cà Mau; khi về bón ruộng lúa, chất lượng khác hẳn.

Làm việc với PV Thanh Niên, ông Hoàng Việt Thắng, Phó chủ tịch HĐND xã, Trưởng ban hỗ trợ phát triển sản xuất hộ nghèo xã Tân Lập xác nhận: việc dân không nhận phân bón đang gây khó khăn cho việc thực hiện hỗ trợ sản xuất cho người nghèo ở xã

Ông Thắng cho rằng, cán bộ địa phương không có chuyên môn nên chủ yếu tin vào nhà sản xuất, đơn vị cung ứng; năm 2015, Tân Lập nhập trên 70 tấn phân mang nhãn hiệu “Quế Lâm- phân bón NPK cao cấp” của Chi nhánh vật tư kỹ thuật nông nghiệp H.Lạng Giang tỉnh Bắc Giang.

“Nếu như đó là phân rởm, kém chất lượng thì chúng tôi sẽ trả cho nơi sản xuất”, ông Thắng nói.

Hiện tại các ngành chức năng huyện Hữu Lũng đã vào cuộc thẩm tra việc cung ứng loại phân lạ kể trên.

Theo Cơ quan Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn thì chất lượng phân đạm do lãnh đạo xã Tân Lập mua về phát cho dân có vấn đề, phải mang đi kiểm định, làm rõ sự việc, giải tỏa nỗi bức xúc của người dân.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Công Nghệ 3G Trên Sông Bứa Nuôi Cá Công Nghệ 3G Trên Sông Bứa

Ông Nguyễn Văn Đông, Chủ tịch UBND xã Quang Húc cho biết, đời sống của hơn 4.000 người dân nơi đây vẫn chủ yếu dựa vào SXNN. Tuy nhiên, trồng lúa chỉ giúp dân chủ động lương thực, chứ để làm giàu có thì rất khó. Sông Bứa chạy qua xã Quang Húc có độ dài khoảng 3 km, nguồn nước tương đối sạch.

28/06/2014
Nhiều Khả Năng Tôm Càng Xanh Thiếu Giống Cục Bộ Nhiều Khả Năng Tôm Càng Xanh Thiếu Giống Cục Bộ

Theo Trạm Thủy sản huyện Tam Nông (Đồng Tháp), đến nay, số lượng thả nuôi tôm càng xanh chưa nhiều do nắng nóng kéo dài, đồng thời nhiều người đang phân vân chọn nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh. Tình hình này sẽ khiến cho việc cung ứng tôm giống thiếu cục bộ khi người nuôi có nhu cầu thả nuôi trong cùng một thời điểm...

09/06/2014
Nên Thận Trọng Với Giống Tiêu Ghép Chưa Qua Khảo Nghiệm Nên Thận Trọng Với Giống Tiêu Ghép Chưa Qua Khảo Nghiệm

Trong thời gian qua, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông mua giống tiêu lạ ghép mới có gốc ghép giống với tiêu rừng (tiêu trầu) hay tiêu Nam Mỹ về trồng. Theo cơ quan chuyên môn thì giống tiêu này chưa từng được trồng khảo nghiệm tại địa phương.

09/06/2014
Nông Dân Tiền Giang Gặp Khó Vì Nông Sản Rớt Giá Nông Dân Tiền Giang Gặp Khó Vì Nông Sản Rớt Giá

Hơn 1 tháng qua, hàng loạt nông sản đang có giá cao đột nhiên giảm mạnh. Cụ thể, trong tháng 4, dừa khô liên tục được thương lái đẩy giá lên cao và đạt mức ngất ngưỡng 110.000 - 120.000 đồng/chục (tùy theo chục 12 hay 14 trái và tùy từng vùng). Nhưng từ tháng 5 đến nay, giá dừa “đảo chiều” nhanh chóng trong sự bất ngờ của nông dân và thương lái.

09/06/2014
Xuất Khẩu Cá Tra Năm 2014 Dự Báo Đạt Khoảng 1,6 Tỷ USD Xuất Khẩu Cá Tra Năm 2014 Dự Báo Đạt Khoảng 1,6 Tỷ USD

Tính đến hết tháng 4-2014, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đạt hơn 546 triệu USD, tăng 2% so cùng kỳ. Điểm nổi bật là xuất sang các thị trường như: Brazil tăng 36,7%, Mexico tăng 13%, các nước Asean tăng 11%, thị trường Trung Quốc tăng 25%... Tuy nhiên, 2 thị trường lớn là EU và Hoa Kỳ lần lượt giảm 10% và 8,7% so cùng kỳ.

10/06/2014