Phân Bò Đắt Hàng

Ở Phú Yên, phân bò đang trở nên đắt hàng, được xuất bán ra nhiều tỉnh. Có những thời điểm mưa kéo dài, giá phân bò xuống thấp nhưng nhiều người vẫn đổ xô đem bán, trong khi đó các cánh đồng đang kiệt sức vì thiếu phân bò làm ”vốn” dinh dưỡng.
Dọc theo quốc lộ 1, đoạn qua thôn Phú Điềm (xã An Hòa), thôn Hòa Đa (xã An Mỹ) của huyện Tuy An, phân bò được cho vào bao chất thành từng đống. Ở nhiều nơi khác thuộc huyện Tuy An, TP Tuy Hòa, “đại lý” chuyên mua phân bò cũng xuất hiện rất nhiều. Các “đại lý” còn cho người lùng sục đến tận các xã như Xuân Sơn Nam (Đồng Xuân), Sơn Long (Sơn Hòa)... mua phân bò.
Anh Nguyễn Văn Sử, chủ “đại lý” phân bò ở thôn Phú Điềm, xã An Hòa (Tuy An) cho biết, chỉ riêng huyện Tuy An đã có đến 70 điểm mua phân bò. Từ tháng 2 đến tháng 6, phân bò mua tại gốc giá 20.000 đồng/bao (khoảng 40 đến 50kg), chở lên Lâm Đồng bán giá 35.000 đồng/bao. Với một xe trọng tải 15 tấn, một chuyến đi người bán lãi 1,5 triệu đồng.
Phân bò đang là mặt hàng giúp tăng thu nhập cho nhiều nông dân. Bà Nguyễn Thị Nga ở xã Xuân Sơn Nam (Đồng Xuân) cho biết, nhà có nuôi 5 con bò, trung bình một tháng gom phân bán được 300.000 đồng, một năm thu gần 4 triệu đồng. Theo anh Tạ Văn Cường, một người mua phân bò ở xã Xuân Quang 3, phân bò được chở lên Gia Lai, Đắk Lắk để bán cho nhà vườn trồng cà phê.
Chính vì phân bò xuất đi các tỉnh với số lượng lớn nên các cánh đồng của xã An Hiệp, An Hòa (Tuy An); Bình Kiến, Hòa Kiến (TP Tuy Hòa), không còn phân bò để bón ruộng. Ông Huỳnh Hồ Hải, nông dân ở huyện Đồng Xuân cho biết: “Lâu nay, tôi vẫn trung thành với việc bón ruộng bằng phân bò, nhờ vậy hai thửa ruộng nhà tôi ít sâu bệnh, còn ruộng bên cạnh tôi thấy họ xịt thuốc trừ sâu liên tục”.
Theo kinh nghiệm của nông dân, đối với ruộng bón lót phân bò thì về sau chỉ bón ít phân kali hoặc urê chứ không phải đội cả thúng phân NPK, DAP đổ xuống nữa. Bón phân bò một vụ, đất tốt có thể dùng đến 2-3 vụ sau. “Họp xã viên lần nào tôi cũng có ý kiến về nghịch lý này nhưng bà con nghe rồi bỏ ngoài tai”, ông Nguyễn Lâm, nông dân ở xã Hòa Quang Nam (Phú Hòa) tâm sự.
Một số cánh đồng ở huyện Phú Hòa, Tây Hòa và TP Tuy Hòa, nơi được xem là vựa lúa của tỉnh đang bị “kiệt sức”. Ông Nguyễn Đồng Minh, Chủ nhiệm Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Bình Kiến 2 phân tích: “Để chữa được căn bệnh ruộng nghèo dinh dưỡng, cần phải bón phân bò. Nếu không có phân bò làm “vốn” cho đất thì năm nào nông dân cũng phải mua các loại phân bón hóa học đầu tư, như vậy cầm chắc là lỗ”.
Liên quan đến vấn đề này, ông Biện Minh Tâm, Giám đốc Sở NN-PTNT, cho biết, sở đã đề nghị các địa phương vận động nông dân không bán phân hữu cơ (phân bò) ra ngoài tỉnh, tận dụng tối đa nguồn phân hữu cơ tại chỗ để bón cho đồng ruộng, nhằm nâng cao năng suất cây trồng và chống nghèo hóa đất.
Có thể bạn quan tâm

Hiệp hội Thủy sản tỉnh Bình Định phối hợp cùng Hội Nông dân xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) tổ chức tập huấn VSATTP trong khai thác, chế biến, bảo quản hải sản cho 30 hộ hội viên ngư dân, hộ chế biến hải sản.

Những ngày gần đây, nhiều ngư dân các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định… hành nghề lưới vây đã cập cảng Hòn Rớ (xã Phước Đồng, TP. Nha Trang) với đầy ắp cá ngừ sọc dưa. Tuy nhiên, niềm vui của ngư dân chưa trọn vẹn bởi giá bán cá khá thấp.

Hiện tượng cá chình, bống tượng chết tập trung nhiều tại phường Tân Thành, xã Tân Thành, TP Cà Mau từ nửa tháng qua. Nhiều hộ phát hiện cá có hiện tượng bỏ ăn, tấp bờ và chết rải rác. Người dân xác định do khí độc trong ao cao nên chủ động sang ao để tiếp tục nuôi.

Trong khi XK cá tra sang các thị trường chính trong EU liên tục giảm qua các tháng, khiến tổng XK sang khối này tính đến 15/9/2014 giảm 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái, thì Tây Ban Nha là thị trường có triển vọng tích cực trong năm nay. Với mức tăng trưởng 10% tính đến 15/9, Tây Ban Nha đang dẫn đầu khối EU với 58 triệu USD NK cá tra từ Việt Nam.Tây Ban Nha hiện chiếm 5% tỷ trọng XK cá tra của Việt Nam.

Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công thương), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) đã phối hợp đưa ra Báo cáo tổng hợp về triển vọng ngành sản xuất và thương mại thủy sản của thế giới cho đến năm 2022.