Phân Bó Dành Cho Sầu Riêng

Nông dân thường không bón phân vào hố trồng sầu riêng khi mới trồng.Lúc này sầu riêng chỉ được chú ý che nắng để cây khỏi bị chết.
Sầu riêng có đặc tính thụ phấn riêng.Để tự thụ phấn cây cho quả ít, còn khi được thụ phấn chéo thì cây cho qủa nhiều hơn. Ở các tỉnh phía nam nước ta có rất nhiều giống sầu riêng khác nhau: Hột lép Bến Tre, khổ qua xanh Mơn Thoong, Xani, xingapo,v.v...Để sầu riêng cho nhiều quả nên trồng xen một hỗn hợp giống trong vườn, tạo điều kiện cho sầu riêng thụ phấn chéo.Tốt nhất là trồng với tỷ lệ 5:1, có nghĩa là trồng 5 hàng sầu riêng giống tốt xen với một hàng sầu riêng giống khác.Nếu chỉ trồng thuần một giống thì sầu riêng sẽ cho ít quả dù có bón phân đầy dủ.
Bón phân cho sầu riêng cần chú ý bón nhiều lần trong một năm với lượng phân tăng dần từ khi cây còn nhỏ cho đến khi cây cho quả ổn định. Lượng phân bón bình quân cho sầu riêng như sau:
- Hàng năm bón cho mỗi cây 10-20kg phân hữu cơ.
- Phân vô cơ bón hàng năm cho mỗi cây như sau: 200-400g urê+800-1000g supelân+ 100g KCl hoặc K2SO4 tuỳ thuộc vào tính chất của đất. Có thể bón bổ sung thêm tro bếp.
Số phân trên đây được chia thành 4-5 lần để bón.
Có thể dùng phân NPK(15:15:15) để bón với lượng 300-500g cho một cây, chia làm nhiều lần để bón trong một năm.
Cách bón tốt nhất là khi chuẩn bị ra hoa nên bón ít phân N, tăng P và K. Lúc này có thể dùng phân NPK(9:24:24) để bón bằng cách rải đều dưới tán cây, sau đó phủ lớp đất mặt lên.
Khi cây ra qủa cần tăng lượng phân kali. Lúc này có thể sử dụng phân NPK(14:14:24) . Bón cho mỗi cây 4-6kg chia ra 3 lần để bón trong một năm.
Ở những nơi có điều kiện có thể thực hiện cách bón như sau:
- Khi sầu riêng trồng được 6,7 năm cần bón cho cây: 1,5 kg urê+ 2kg supe lân+ 2kg KCl.
-Từ năm thứ 8 trở đi cần bón cho mỗi cây: 2-3 kg urê+ 2-3 kg supe lân+2-3 kg KCl+ tro.
- Cách bón: sau mỗi vụ thu hoạch bón: lân, tro, 1/2N và ½ K2O. Số còn lại chia ra bón đón hoa và nuôi quả. - Số lượng phân cần cho 1 ha sầu riêng là : 110kg N+ 50kg P2O5+ 200kg K2O
Có thể bạn quan tâm

Theo GS.TS Trần Văn Hậu, Khoa Nông nghiệp (ĐH Cần Thơ), sau thu hoạch cây sầu riêng rất “mệt” do mất nhiều dinh dưỡng để nuôi trái, cần có thời gian hồi phục

Vì sao sầu riêng ra hoa nhiều mà đậu trái ít, trái non bị rụng nhiều trong giai đoạn nuôi trái hãy cùng đến với giải pháp dinh dưỡng của Behn Meyer Agricare

Sầu riêng là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao, nhưng để cho được những quả sầu riêng ngon không hề dễ bởi trong quá trình trồng

Nitrophoska Green là phân phức hợp với đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, đồng đều và cân đối trong mỗi hạt phân theo đúng nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng.

Bón phân phục hồi vườn sầu riêng là biện pháp kỹ thuật thiết yếu giúp cây hồi phục khả năng sinh trưởng sau thời gian dài mang trái.