Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Phân Biệt Lợn Khỏe, Lợn Bệnh

Phân Biệt Lợn Khỏe, Lợn Bệnh
Ngày đăng: 03/08/2013

Giống lợn con sinh ra có nguồn gốc bố, mẹ khoẻ mạnh. Để cho lợn khoẻ mạnh cần tiêm sắt cho lợn con khi mới sinh ra từ 3 ngày tuổi đến 1 tháng tuổi, tiêm đủ 3 lần.

Từ ngày thứ 21 ta có thể tiêm phòng 1 loại vacxin phòng bệnh truyền nhiễm cho lợn, đến 40 ngày tuổi tiêm đủ 3 loại vacxin và thiến những con lợn đực (nếu không để làm giống). Sau đó 1,5 tháng tiêm thêm sinh tố ADE và khoảng gần 3 tháng tẩy giun, sán cho lợn.

Lợn khoẻ mạnh có những động tác nhanh nhẹn, khi đứng lúc nào cũng có vẻ tìm tòi cái gì trên nền chuồng, đuôi ve vẩy liên tục. Chân cứng, cơ bắp khoẻ mạnh, đi lại vững chắc, tai vểnh lên, lưng thẳng. Lợn khoẻ mạnh ăn ngon và nhiều khi tỏ ra tham ăn, đến giờ ăn mà chưa cho ăn thì phá chuồng, kêu la. Lông trên da lợn mịn, mềm bóng, mũi màu hồng tươi, ướt và mát. Phân lợn có khuôn mềm không dính mủ, máu. Nước tiểu nhiều và trong vắt.

Những biểu hiện khi lợn bệnh: Dáng đi đứng buồn bực, nằm im lìm, đi lại xiêu vẹo. Có khi lợn sốt cao nhiệt độ lên tới 41, 42 độ C, lợn không muốn cử động, dù bị đánh cũng không muốn đứng dậy. Mũi lợn khô, nóng, bầm đen, mắt nhắm lại hoặc chỉ hé mở, đuôi bỏ thòng, lông khô xù xì. Khi lợn bị táo bón hay tiêu chảy thì phân thối khắm, có những bệnh làm cho lợn tiểu ít, nước tiểu đỏ hay có màu cà phê. Nhịp thở chậm hoặc nhanh hơn bình thường, thở đứt quãng, không đều. Lợn bỏ ăn và sút cân rõ rệt.

Khi lợn đã bệnh: Nên nhốt riêng để chăm sóc và tránh lây lan ra con khác. Chuồng phải thoáng mát, yên tĩnh tránh gió lùa, luôn có nước sạch để cho lợn uống. Nếu lợn còn ăn được thì cho ăn thức ăn dễ tiêu như cháo, rau non…, dùng nhiệt kế đưa vào hậu môn để đo thân nhiệt. Nếu nhiệt độ lớn hơn 38,5 độ C thì lợn có biểu hiện bệnh. Nếu lợn sốt cao từ 41, 42 độ C thì đắp nước đá lên đầu lợn, tiến hành chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của thú y.


Có thể bạn quan tâm

Các biến dị di truyền trên heo nuôi (Phần 2) Các biến dị di truyền trên heo nuôi (Phần 2)

Dưới đây chúng tôi xin phân tích một số nguyên nhân, cơ chế biến dị di truyền và một số biến dị di truyền quan trọng của heo.

30/05/2018
Nhận xét ngắn về việc cho heo nái ăn sau cai sữa Nhận xét ngắn về việc cho heo nái ăn sau cai sữa

Khi chúng ta bỏ lỡ sự chú ý việc nuôi heo nái khô trong thời gian mang thai, điều này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng tới đẻ con và cho sữa

31/05/2018
5 điều ưu tiên cần làm khi bạn phát hiện lợn bị tiêu chảy 5 điều ưu tiên cần làm khi bạn phát hiện lợn bị tiêu chảy

Những bệnh này có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận do giảm cân và hiệu quả thức ăn cũng như tỷ lệ tử vong cấp tính, với 100% các nhóm tuổi nhất định bị ảnh hưởng.

04/06/2018
Hiểu và kiểm soát giá trị đệm trong thức ăn heo con Hiểu và kiểm soát giá trị đệm trong thức ăn heo con

Thực tiễn xây dựng khẩu phần thức ăn heo con hiện đại cần tính đến khả năng đệm của khẩu phần, mục tiêu kiểm soát khả năng đệm đạt dưới 650 meq/kg

07/06/2018
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho heo nái trong giai đoạn chuyển tiếp khi sinh Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho heo nái trong giai đoạn chuyển tiếp khi sinh

Heo con có sức sống tốt hơn sẽ giúp tăng lợi nhuận trong quá trình chăn nuôi. Dựa trên những thí nghiệm gần đây và kết quả thực hiện chương trình dinh dưỡng

11/06/2018