Phàm ăn như cây khoai tây

Theo bà Nguyễn Thị Thoa, Trưởng phòng Trồng Trọt, Sở NN-PTNT Hà Nội, khoai tây là cây rất phàm ăn, để tiêu thụ một lượng dinh dưỡng lớn nhằm SX ra khối lượng củ, thân lá lớn, ngoài đạm và kali thì lân và các chất trung, vi lượng là rất quan trọng.
Khoai tây thuộc nhóm cây vụ đông ưa lạnh, thời vụ trồng rộng, dễ trồng, năng suất cao và có giá trị kinh tế. Do có năng suất cao, sau khoảng 3 tháng thu hoạch 4 - 7 tạ củ 1 sào (11 - 18 tấn/ha), cộng với số lượng thân lá gấp 1,5 lần trọng lượng củ nên khoai tây yêu cầu trình độ thâm canh cao, nhất là phải đầu tư nhiều phân bón.
Chi phí cho SX khoai tây cao, tốn tiền nhiều nhất là giống và phân bón (chi phí phân bón chiếm khoảng 40% tổng chi phí đầu tư) nên phải lựa chọn loại phân bón tốt, phù hợp với cây khoai tây là điều nông dân phải cân nhắc.
Qua kinh nghiệm nhiều năm, đa số nông dân các tỉnh đồng bằng Bắc bộ đã chọn phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng để bón cho khoai tây. Trong đó, Hà Nội là nơi có truyền thống SX khoai tây và nổi tiếng với giống ở Hà Hồi (Thường Tín). Vụ đông 2015 Hà Nội có kế hoạch gieo trồng 50.000 ha, trong đó 1.500 ha khoai tây
Đánh giá hiệu quả phân bón Văn Điển, bà Nguyễn Thị Thoa cho biết: Lân trong phân bón Văn Điển giúp cho khoai tây tăng cường khả năng hút đạm và kali. Ca (vôi) giúp cho phân hữu cơ bón cho khoai tây chóng phân hủy thành chất dễ tiêu đáp ứng yêu cầu của khoai tây trong thời gian ngắn.
Magie giúp cây tăng cường khả năng quang hợp nhất là trong những ngày thời tiết âm u. Phân NPK Văn Điển có đủ 16 nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu giúp cho khoai tây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng chống chụi và đạt năng suất cao.
Các loại phân NPK Văn Điển giàu chất dinh dưỡng, ngoài đạm, lân, kali còn có các chất trung và vi lượng, đó là sự khác biệt của phân NPK Văn Điển với các loại phân NPK thông thường khác.
Phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho khoai tây có 2 loại: Bón lót NPK 5.10.3, có tỷ lệ các chất dinh dưỡng cao trên 60%, các chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng như đã nêu ở trên: Ca (vôi) 16%, Mg 8%. Bón thúc NPK 22.5.11, có tỷ lệ chất dinh dưỡng cao trên 60%, chất dinh dưỡng Ca (vôi) 9%, Mg 5%.
Huyện Mỹ Đức ở phía Nam Hà Nội, đa số nông dân đã quen dùng phân Văn Điển bón cho các loại cây trồng trong đó có cây khoai tây. Bà Lê Thị Kim Thúy - Trưởng phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức cũng rất tâm đắc với loại phân này: “Đất của Mỹ Đức đa số diện tích chua trũng, phù hợp với phân Văn Điển mang tính kiềm.
Đã đến lúc nông dân cần quan tâm đến việc bổ sung các chất vi lượng cho đất. Do có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết nên phân NPK Văn Điển giúp cho khoai tây ngoài việc tăng năng suất, chất lượng mà còn tăng khả năng chống nóng, chống rét, chống sương muối, hạn chế sâu bệnh nhất là bệnh sương mai (bệnh chủ yếu gây hại cho cây khoai tây)”.
Qua thực tế nhiều năm chỉ đạo SX ở cơ sở, ông Đào Tiến Bình, Chủ nhiệm HTXNN Mỹ Thành, huyện Mỹ Đức có ý kiến nhận xét rất cụ thể về tác dụng của phân Văn Điển bón cho khoai tây: “Đã từ nhiều năm nay hầu hết diện tích các cây trồng của HTX đều bón phân lân và phân NPK Văn Điển do tập thể làm dịch vụ.
NPK Văn Điển giúp cây khoai tây mập khỏe, lá xanh dày, thân lá bền đến khi thu hoạch, nhiều củ, củ to đều, tăng độ bóng của củ, củ chắc, có nhiều bột, ăn ngon và bảo quản đỡ bị hao”.
Để có cơ sở khoa học giúp cho việc bón phân hợp lý, bà con nông dân cần biết khoai tây có yêu cầu dinh dưỡng lớn so với các cây trồng khác.
Thiếu đạm thân lá phát triển kém, củ ít nhỏ, năng suất thấp. Thừa đạm lá xanh đen, thân yếu dễ bị lốp. Đạm phải bón sớm, bón muộn sau thời kỳ ra nụ (sau trồng 50 ngày) ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng của cây và năng suất. Lân ảnh hưởng lớn tới tổng số củ, tăng khả năng chống bệnh, chống rét, tăng sản lượng và phẩm chất củ.
Thiếu lân cây phân cành ít, lá màu xanh tối hoặc xanh gỉ đồng, trên củ có những vết lâu loang. Lân chủ yếu cần thời kỳ đầu. Cây cần số lượng kali nhiều nhất so với các chất dinh dưỡng khác. Kali giúp tăng sinh trưởng bề mặt lá, kéo dài tuổi thọ lá giữa và lá gốc, tăng vận chuyển các chất dinh dưỡng về củ, giúp tăng sản lượng và phẩm chất củ.
Hà Nam cũng là tỉnh có truyền thống sử dụng phân Văn Điển. Kế hoạch diện tích gieo trồng vụ đông 2015 của tỉnh là 19.500 ha, trong đó diện tích khoai tây 920 ha.
Ông Lại Văn Hiếu, GĐ Trung tâm Khuyến nông Hà Nam cho biết: “Phân Văn Điển phù hợp với hầu hết diện tích và các loại cây trồng của tỉnh vì đa số diện tích là đất chua trũng. Phân đa yếu tố NPK Văn Điển có thành phần dinh dưỡng cao, các chất đa lượng, trung lượng và vi lượng được phối trộn hợp lý đáp ứng yêu cầu của cây trồng nói chung và khoai tây nói riêng.
Do vậy bón phân Văn Điển cho khoai tây giúp cho cây khỏe, hạn chế tác hại của thời tiết bất thuận và sâu bệnh ngoài ra còn có tác dụng cải tạo đất”.
Về hiệu quả của phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng bón cho khoai tây, bà Lê Thị Thúy An, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Bình Lục cũng đồng tình với ý kiến của ông Hiếu: “Thông qua các mô hình khuyến nông so sánh bón phân NPK Văn Điển với các loại phân NPK khác thì NPK Văn Điển có hiệu quả đều cao hơn hẳn.
Do vậy chúng tôi đã khuyến cáo nông dân nên mở rộng diện tích bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho các cây trồng nói chung và cây khoai tây nói riêng”.
Bón NPK Văn Điển chuyên dùng cho khoai tây
Bón lót phân đa yếu tố Văn Điển NPK 5.10.3 là 25 kg/sào, sau khi rạch hàng bón phân chuồng hoai mục và phân NPK Văn Điển vào rạch, rồi lấp 1 lớp đất mỏng lên phân, đặt củ giống, tránh củ giống tiếp xúc với phân, phủ lên củ 1 lớp đất dày 3 - 5 cm, sau đó vét rãnh lên luống.
Bón thúc NPK Văn Điển 22.5.11. Bón thúc lần 1 khi cây cao 15 - 20 cm. Rải phân vào mép giữa 2 khóm hoặc hàng khoai, không bón phân trực tiếp vào gốc, xới nhẹ lấp đất kín phân, kết hợp với tưới nước.
Bón thúc lần 2 sau lần 1 khoảng 15 - 20 ngày, cây khoai đã được khoảng 40 - 45 ngày tuổi. Rải phân ở mép luống giữa 2 khóm hoặc hàng khoai, vét đất ở rãnh vun lên mặt luống phủ kín phân, xới nhẹ, làm cỏ, tưới nước.
Có thể bạn quan tâm

Theo thông tin từ Ban quản lý chợ nông sản Đà Lạt, trong vòng một tháng qua, đã có hơn 200 tấn khoai tây Trung Quốc được nhập về chợ đầu mối nông sản thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). Tại đây, khoai tây đã được “phù phép” và xuất đi các thị trường trong cả nước với nhãn hiệu khoai tây đặc sản Đà Lạt.

Để vụ mùa đạt diện tích, năng suất, sản lượng và chất lượng cao, huyện Đoan Hùng đã tập trung chỉ đạo: Thực hiện tốt cơ cấu trà mùa sớm đạt 48% diện tích nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất vụ đông; duy trì diện tích lúa lai đạt trên 62%; mở rộng diện tích lúa chất lượng cao gắn với xây dựng cánh đồng mẫu lớn theo hướng liền vùng, cùng trà, cùng giống. Huyện cũng đã chỉ đạo mở rộng diện tích thâm canh lúa cải tiến (SRI) và đẩy mạnh đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng và chú trọng công tác phòng trừ sâu bệnh.

Những năm gần đây, thiên tai, nhân tai luôn rình rập những con tàu của ngư dân trong từng chuyến ra khơi. Nhưng từ khi Nghiệp đoàn Nghề cá xã Phổ Quang (Đức Phổ) ra đời đã trở thành ngôi nhà chung của ngư dân. Nghiệp đoàn đã và đang phát huy vai trò kết nối sức mạnh của ngư dân, tạo hiệu quả trong đánh bắt hải sản, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Đang giai đoạn làm đòng, trổ bông nhưng hơn 2.150ha các trà lúa hè thu bị rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại; trong đó có hơn 147ha nhiễm nặng.

Bộ Tài chính đang chủ trì dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm chính sách hỗ trợ một lần sau đầu tư theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. Theo đó, đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới thì chủ tàu được hỗ trợ 52% tổng giá trị đầu tư đóng mới nhưng không quá 7.300 triệu đồng/tàu.