Ớt Xuất Khẩu Đạt 76 Tạ/ha

Năm 2013, toàn huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) trồng được 111,27 ha ớt chỉ thiên xuất khẩu. Năng suất đạt 76 tạ một ha được tính là cao nhất từ trước đến nay. Sản lượng đạt 855,5 tấn, tăng gần gấp đôi so với năm 2012. Hiện nay trung bình mỗi kg ớt tươi được tư thương mua với giá 15 đến 20 ngàn đồng. Nhận thấy tiềm năng cây ớt xuất khẩu, huyện Chi Lăng đã xây dựng đề tài khoa học trồng và phát triển cây ớt tạo thành vùng hàng hóa.
Ngoài ra đã huyện xúc tiến mời gọi Trung tâm Phát triển giống nông lâm nghiệp Hải Phòng đầu tư thí điểm 20 ha giống mới tại xã Vạn Linh. Tuy nhiên, hiện nay sản lượng ớt vẫn không đủ cung cấp cho khách hàng. Theo tính toán ở thời điểm hiện tại, trồng ớt cho thu lãi gấp đôi trồng lúa nên nhiều hộ dân tập trung thâm canh ớt xuất khẩu, tạo hướng sản xuất hàng hóa xóa đói giảm nghèo, tạo thành vùng hàng hóa và mối liên kết 4 nhà đến với nhà nông.
Có thể bạn quan tâm

Đã từng là một sỹ quan, bác sĩ quân y, thuộc biên chế của Bệnh viện T.Ư Quân đội 108, cách đây 15 năm ông Nguyễn Công Suất đã tự nguyện xin giải ngũ khỏi ngành để theo đuổi việc trồng, chế biến và đưa cây gấc thành một thứ dược liệu quý.

Với mục đích kết nối hội viên, nông dân (ND) và doanh nghiệp để tìm kiếm đối tác, tiêu thụ sản phẩm nông sản, vừa qua, Trung tâm Trợ giúp ND thuộc Hội ND TP.Hà Nội đã tổ chức buổi gặp gỡ giữa các doanh nghiệp với ND trên địa bàn huyện Ba Vì.

Mặc dù đã sắp đến kỳ thu hoạch, nhưng hàng trăm ha lúa không kết hạt khiến bà con nông dân (ND) xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) trắng nguồn thu.

Việc đưa cây hibiscus (còn gọi là cây bụp giấm, atisô đỏ) trồng dưới tán bạch đàn, cau và ép chúng ra hoa, quả thành công đã mở ra hướng làm giàu mới cho người dân các huyện Yên Thế, Tân Yên. Theo tính toán, trồng xen hibiscus có thể cho lãi 120 - 150 triệu đồng/ha/năm.

Nhờ nguồn vốn Chương trình quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT), hiện gần 100% bà con Khmer ở xã Tân Đông (huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) đã có nước sạch sử dụng.