Ông Trịnh Đông Hải: Cuộc Sống Lên Hương Nhờ Chanh Bông Tím

Nói về những tấm gương nông dân làm giàu, tích cực tham gia công tác xã hội, giúp bà con xung quanh cùng vượt khó thoát nghèo trên vùng ngập lũ phía Tây của tỉnh Tiền Giang, mọi người hay nhắc đến ông Trịnh Đông Hải, sinh năm 1951, hiện cư ngụ tại ấp Hiệp Nhơn, xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy.
Gia đình ông có 0,5 ha trồng chanh bông tím, trong đó có 0,2 ha chanh đã 10 năm tuổi và 0,3 ha 2 năm tuổi. Ông Hải cho biết, đất canh tác của ông nằm ven sông Tiền thuận lợi để lập vườn trồng cây ăn trái cho thu nhập cao hơn so với trồng lúa năng suất cao.
Phát huy lợi thế này, trong các năm qua ông đã nghiên cứu, khảo sát, chọn giống cây ăn trái phù hợp đưa vào sản xuất nhằm tạo nguồn thu nhập ổn định cho kinh tế gia đình. Nhận thấy chanh bông tím là cây trồng cho năng suất cao, đầu ra thuận lợi, thị trường ưa chuộng, bán được giá, ông mạnh dạn cải tạo vườn cây, đắp mô trồng chanh bông tím theo đúng kỹ thuật đã được hướng dẫn.Để đảm bảo thành công, ban đầu ông chỉ lên mô trồng 0,2 ha trong tổng diện tích 0,5 ha đất nhà.
Sau khi thành công, tiếp tục nhân rộng mô hình ra toàn bộ diện tích đất canh tác. Cách làm của ông như sau: Ông đắp mô cao khoảng 0,4 m, cây cách cây 3 m. Khi đắp mô xong tiến hành bón vôi xử lý, rồi bón lót phân hữu cơ vi sinh với liều lượng từ 0,5 đến 1 kg/cây kết hợp sát trùng ngừa rệp sáp và tuyến trùng trước khi trồng.
Cây trồng bằng nhánh chiết, sau 25 - 30 ngày bén rễ và ra đọt non. Thời điểm này, để cây non phát triển tốt, khỏe mạnh nên tưới gốc phân Humic và 6H Rồng vàng theo liều lượng hướng dẫn. Cây chanh bông tím trồng sau 15 - 16 tháng bắt đầu cho thu hoạch. Giai đoạn này bón phân hữu cơ vi sinh tăng dần theo độ lớn của cây kết hợp NPK 20-20-15 để giúp cây khỏe, sung mãn, ra hoa đậu quả nhiều hơn.
Ưu điểm trong xử lý cho chanh bông tím khi ra hoa là chỉ cần bón phân lân cao kích thích mầm bông. Kỹ thuật đơn giản rất nhiều so với xử lý những cây ăn quả khó tính khác.
Trồng chanh bông tím cũng cần theo dõi phòng ngừa một số bệnh thường gặp. Đó là vào mùa mưa chanh bông tím hay bị bệnh ghẻ trái, bị bệnh vàng lá... Do vậy, cần phun thuốc ngừa nấm và vi khuẩn định kỳ mỗi tháng 2 lần; đồng thời cần thường xuyên cắt tỉa những cành vượt, cành vô hiệu để tạo sự thông thoáng nhằm ngăn ngừa bệnh vàng lá và hàng năm bón vôi diệt khuẩn...
Cây chanh bông tím năng suất cao. Với 0,2 ha đã cho trái ổn định từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm đạt sản lượng 12 tấn trái, giá bán bình quân trong năm qua 9.300 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động... mỗi năm ông lãi trên 80 triệu đồng. Nhờ vậy, kinh tế gia đình ông ngày một khấm khá.
Thấy hiệu quả từ cây trồng này, ông Hải vận động bà con xung quanh trồng và thành lập câu lạc bộ trồng chanh bông tím ấp Hiệp Nhơn, xã Hiệp Đức. Câu lạc bộ đi vào hoạt động 2 năm qua. Mỗi tháng, câu lạc bộ sinh hoạt định kỳ 1 lần để trao đổi kỹ thuật cũng như chuyển giao kỹ thuật từ cán bộ khoa học. Hiện nay, nhiều thành viên trong câu lạc bộ có thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng/năm từ trồng chanh bông tím.
Đáng quý ở ông Trịnh Đông Hải là không chỉ chuyên tâm làm giàu cho mình, gia đình ông còn tích cực tham gia công tác xã hội, góp vốn kiện toàn mạng lưới giao thông nông thôn, hỗ trợ hộ nghèo cùng vượt khó vươn lên thông qua việc giúp đỡ về vốn, cây giống, kỹ thuật canh tác...
Trong năm 2014, ông giúp hộ nghèo trong xã 780 cây chuối giống, 162 nhánh chanh bông tím giống... Ông còn vận động các mạnh thường quân tài trợ cho Hội Cựu thanh niên xung phong địa phương trên 15 triệu đồng. Đó là những nghĩa cử cao đẹp xuất phát từ tấm lòng của một nông dân giỏi miệt vườn Cai Lậy.
Có thể bạn quan tâm

Giữa cái nắng gay gắt, bước vào vườn dưa lưới trồng phủ bạt với dàn cây xanh mướt mắt, trái lủng lẳng sắp đến ngày thu hoạch ai cũng trầm trồ, thích thú…

Lên Tây Nguyên cắm chốt trong rừng cà phê, về đồng bằng đón hoa keo lá tràm, quanh năm sống tạm bợ trong lều tạm. Đấy là cuộc sống của những người nuôi ong lấy mật.

Từ ngày 18/10 đến 20/10/2013, Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Làm vườn và Trang trại TP. tổ chức cho nông dân sản xuất giỏi, Hội viên Hội Làm vườn và khuyến nông viên các quận huyện tham quan mô hình, học tập kinh nghiệm sản xuất trong phát triển rau VietGAP và an toàn thực phẩm, hoa kiểng kết hợp khai thác du lịch sinh thái cộng đồng ở các tỉnh miền Đông Nam bộ qua đó giúp cho nông dân TP.HCM có dịp trao đổi, học tập những mô hình hiệu quả kinh tế cao của các tỉnh về phục vụ nhu cầu phát triển của địa phương. Trong 03 ngày đoàn được tham quan các mô hình như vườn hoa địa lan Anh Quỳnh với diện tích khoảng 6000m2, 20.000 chậu, 12 giống địa lan các loại được nhập từ các nước như Úc, Nhật…

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản của Bắc Giang rất lớn. Nếu khai thác diện tích mặt nước hợp lý kết hợp đưa giống mới, đầu tư thâm canh, gối vụ thì năng suất, giá trị thuỷ sản sẽ cao hơn rất nhiều.

Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa (Công ty cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk góp 95% vốn) vừa triển khai dự án chăn nuôi bò sữa quy mô lớn với hơn 2.490ha đất xây dựng hệ thống chuồng trại và trồng cỏ để cung cấp thức ăn cho 20.000 con bò sữa.