Ông Nguyễn Văn Muôn Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Bò Sữa

Nhiều nông dân đã mạnh dạn tìm kiếm cây trồng - vật nuôi mới đưa về thuần hóa phù hợp với thổ nhưỡng địa phương. Từ đó, xây dựng thành những mô hình sản xuất cho lợi nhuận cao. Tiêu biểu như mô hình nuôi bò sữa của ông Nguyễn Văn Muôn (ấp Thống Nhất, thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu).
Ở vùng đất chuyên canh tôm - lúa như huyện Hồng Dân, chuyện trồng cỏ nuôi bò tưởng chừng là điều không tưởng, vậy mà nông dân Nguyễn Văn Muôn đã biến điều đó thành hiện thực. Qua nhiều năm nghiên cứu, tìm kiếm một hướng đi mới cho kinh tế gia đình, ông Muôn đã chọn được mô hình nuôi bò sữa.
Dám nghĩ dám làm, đầu năm 2013, ông Muôn đầu tư hơn 250 triệu đồng mua bò giống ở tỉnh khác về và tự thiết kế, xây dựng chuồng trại. Hiện nay, đàn bò 10 con của ông đã hơn 1 năm tuổi và khỏe mạnh.
Ông Muôn kể: “Tôi học tập mô hình này qua sách vở, báo chí và tham quan ở các tỉnh bạn. Thấy điều kiện cũng khá thích hợp nên tôi quyết định trồng 5 công cỏ và mua bò giống về nuôi. Lúc đầu, do không thích hợp với điều kiện khí hậu và thức ăn nên bò bị sụt cân liên tục. Qua quá trình thuần hóa, bò thích nghi dần với môi trường ở địa phương. Giờ đây, sau khi nuôi hơn 1 năm, đàn bò bắt đầu sinh sản và cho lợi nhuận. Ước tính giá trị đàn bò của tôi hơn 500 triệu đồng”.
Chỉ hơn 1 năm nuôi bò sữa, ông Muôn lãi hơn 250 triệu đồng. Ông Muôn có kế hoạch bán đàn bò vào cuối năm 2014 và khi đó lợi nhuận còn có thể tăng lên. Hiện nay, ông Muôn đã thực hiện thành công cho bò sinh sản lứa đầu tiên. Trên thị trường, mỗi con bò giống có giá từ 15 - 20 triệu đồng, do vậy, nghề nuôi bò sinh sản cũng tạo được thu nhập cao cho người chăn nuôi.
Bất kỳ mô hình kinh tế nào, đầu ra sản phẩm luôn là yếu tố quyết định sự thành công. Bò là động vật tương đối dễ nuôi, ít bệnh, thức ăn chủ yếu là rơm và cỏ. Với con bò, người nuôi có thể hoàn toàn yên tâm bởi đầu ra rất ổn định. Bên cạnh bán bò thịt và con giống, người nuôi còn có thể tạo nguồn thu nhập ổn định từ việc cho bò phối giống.
Mô hình nuôi bò sữa của ông Muôn thể hiện sự năng động, luôn tìm tòi, học hỏi của người nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Qua khảo sát đoàn đã chọn được 4 điểm có diện tích đất, nguồn nước sạch phù hợp tại phường Mỹ Phước, gồm: Hộ gia đình Trịnh Phước Lộc (khu phố 1), Nguyễn Thị Như Hoa (khu phố 1), Huỳnh Thanh Hai (khu phố 3) và Trần Văn Dũng (khu phố 4). Các hộ này sẽ được Sở Khoa học - Công nghệ đầu tư hạt giống, chậu trồng, lưới che, phân bón, kỹ thuật trồng và chăm sóc…

Có thể nói, ở Việt Nam, kỹ sư Thái được xem là người tiên phong trong việc trồng lan denro, một loại lan được xem là khó tính và khó trồng nhất ở Việt Nam hiện nay, với diện tích lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chia sẻ với phóng viên, lãnh đạo một công ty chuyên về trồng và xuất khẩu cao su ở TP HCM cho biết 6 tháng đầu năm nay giá cao su xuất khẩu liên tục giảm khiến đơn vị lỗ gần 200 tỷ đồng. Nếu năm ngoái giá mủ cao su ở mức 96 triệu đồng một tấn thì đến cuối tháng 8 năm nay chỉ còn 48 triệu đồng.

Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, từ đầu năm đến nay có hơn 370ha trên tổng diện tích khoảng 2.000ha tôm nuôi của tỉnh bị nhiễm bệnh thân đỏ, đốm trắng và hoại tử gan tụy.

Thời gian qua, nông dân các huyện vùng Nam Cà Mau như Ðầm Dơi, Phú Tân, Cái Nước đã phát triển mạnh nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp (NTCN), bên cạnh nhiều hộ trúng đậm đạt được lợi nhuận hàng trăm triệu đồng một vụ nuôi, cũng có rất nhiều người phải trả giá không hề nhỏ.