Ông Lường Văn Phanh Vượt Khó Làm Giàu

Trong chuyến công tác tại huyện Mường Chà, chúng tôi có dịp được gặp và chia sẻ kinh nghiệm vượt khó làm giàu với ông Lường Văn Phanh, tổ dân phố số 1, thị trấn Mường Chà, huyện Mường Chà. Ông Phanh là 1 trong 51 cá nhân tiêu biểu được UBND huyện Mường Chà tặng Giấy khen trong Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Mường Chà lần thứ 2.
Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà sàn khang trang ven quốc lộ 12, ông Phanh, chia sẻ: Trước đây, cũng như nhiều gia đình khác trong tổ dân phố số 1, cuộc sống của gia đình ông còn nhiều khó khăn. Điều đó khiến ông không khỏi băn khoăn. Làm sao cho gia đình mình, dân tộc, dòng họ mình được ấm no hạnh phúc?
Trăn trở đó thôi thúc ông và gia đình chuyển hướng sản xuất, định canh định cư, bỏ tập quán canh tác cũ và chuyển sang khai hoang ruộng lúa nước, thâm canh tăng vụ, chăn thả gia súc, thường xuyên trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm với các hộ gia đình khác, đưa khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi trồng trọt.
Cách làm đó đem lại hiệu quả tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu cho gia đình. Bên cạnh đó, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước bằng nhiều chính sách hỗ trợ như: Cho vay vốn, hỗ trợ các loại giống, hướng dẫn khoa học kỹ thuật sản xuất...
Đến nay cuộc sống gia đình ông và các hộ trong tổ dân phố đã có nhiều chuyển biến rõ nét: Con em các dân tộc tổ dân phố 1 được đến lớp đúng độ tuổi; cuộc sống sinh hoạt được nâng lên. Từ năm 2000 đến nay, ngoài ruộng được chia, gia đình ông Phanh đã khai hoang được 0,6ha ruộng lúa nước; đào 1.000m2 ao thả cá; chăn nuôi 15 con gia súc; hơn 100 con gia cầm và làm phụ thêm công việc khác, hàng năm trừ chi phí thu được trên 70 triệu đồng.
Gia đình ông đã mạnh dạn vay vốn xóa đói giảm nghèo sửa chữa và mua sắm trang thiết bị, dụng cụ sản xuất như: máy cày, máy phay… để phục vụ hoạt động sản xuất và làm dịch vụ cho các hộ dân trong bản.
Ông Lý A Giàng, Phó phòng Dân tộc huyện Mường Chà, cho biết: Ông Lường Văn Phanh là một trong những cá nhân tiêu biểu của đồng bào các dân tộc huyện Mường Chà trong công tác xây dựng kinh tế hộ gia đình và xóa đói giảm nghèo. Ngoài phát triển kinh tế, ông còn thường xuyên giúp đỡ những hộ gia đình trong bản còn nghèo, còn gặp khó khăn, đặc biệt là thường xuyên san sẻ kinh nghiệm với bà con dân bản cách làm kinh tế để thoát nghèo.Bên cạnh đó, ông còn tham gia vào công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân và được bà con tin tưởng, tín nhiệm bầu làm người có uy tín tại tổ dân phố số 1, thị trấn Mường Chà.
Có thể nói, đạt được thành quả như ngày hôm nay, ngoài ý chí quyết tâm vươn lên thoát nghèo, dám nghĩ dám làm của gia đình ông Lường Văn Phanh, còn phải kể đến những chính sách thiết thực của Đảng, Nhà nước đã hỗ trợ cho đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Mường Chà xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng trong thời gian qua.
Có thể bạn quan tâm

Một trong những giải pháp được đưa ra cho bài toán thiếu tôm nguyên liệu và cũng là một trong những điểm đáng chú ý nhất trong dự thảo đề án tôm của Tổng cục Thủy sản quy định DN chế biến phải có vùng nguyên liệu đáp ứng tối thiểu 10% công suất. Theo cộng đồng DN tôm, trong bối cảnh thực tế ngành tôm Việt Nam hiện nay, giải pháp này chưa phù hợp.

Điều này đã nhanh chóng bị phản bác bởi thị trường của TP.General Santos, ông cho biết sản lượng khai thác của Mindoro trong 1 tháng chỉ bằng 1/3 của TP.General Santos. Trong 5 năm qua, General Santos sản xuất trung bình 750 tấn cá ngừ vây vàng mỗi tháng.

Các quốc gia và lãnh thổ có hoạt động khai thác ở phía Bắc Thái Bình Dương đã đồng ý cắt giảm 50% sản lượng cá ngừ vây xanh chưa trưởng thành nhằm tăng gấp đôi trữ lượng cá ngừ của đại dương trong hơn 10 năm.

Nga là thị trường thủy sản lớn nhất của Na Uy, lệnh cấm NK của Nga ngày 7/8/2014 đã có ảnh hưởng lớn đến XK cá hồi nuôi và cá trích. Trong khi đó, cá hồi khai thác không bị ảnh hưởng nhiều. Dù giá XK thấp hơn, khối lượng XK cá hồi khai thác của Na Uy vẫn tăng 11% trong tháng 8. Qua đó có thể thấy tăng trưởng giá trị XK cá hồi Na Uy nói riêng và thủy sản Na Uy nói chung.

Các nhà sản xuất đang quan tâm tới việc đảm bảo thực phẩm họ sử dụng được thu mua đúng đắn với các tiêu chí như thực phẩm có xuất xứ tại địa phương, có thể truy xuất được và bền vững. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất đồng trong việc xác định thế nào là thu mua “đúng đắn”.