Ông Khuyến Công

Nhiều năm nay, người dân xã Thiệu Đô (huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) quen với hình ảnh ông Nguyễn Hữu Hùng - Chủ tịch Hội nông dân (ND) xã cần mẫn như con ong chăm chỉ dạy nghề cho ND, vận động quỹ khuyến học…
Thiệu Đô nổi tiếng với nghề dâu tằm nhưng ND chưa biết phát huy thế mạnh đó để làm giàu. Với kiến thức học trung cấp chăn nuôi thú y ở thị trấn Xuân Mai (Hà Tây cũ), ông Hùng tiên phong nuôi tằm theo phương thức mới.
Thấy ông Hùng trồng dâu nuôi tằm theo kỹ thuật mới thành công, nhiều hộ cạnh nhà ông sang tìm hiểu. Để giúp bà con, ông đến từng nhà hướng dẫn kỹ thuật, tư vấn cách cho ăn... Ông Hùng nhớ lại: “Vận động được nhiều hộ trồng dâu, nuôi tằm rồi, do sơ suất tôi đã mua nhầm trứng tằm Thái Bình thành trứng Trung Quốc mang về quê cho các hộ nuôi, tằm bị bệnh chết hết.
Bà con phản ứng gay gắt. Sau lần đó, tôi cẩn trọng hơn, nghề nuôi tằm được nhân rộng ra toàn xã, thời điểm thịnh vượng thu nhập từ nghề này chiếm 50% GDP toàn xã”. Không chỉ dạy nghề cho ND, ông lặn lội đến các huyện khác Thường Xuân, Yên Định, các xã Thiệu Quang,Thiệu Tiến (Thiệu Hóa)… hướng dẫn bà con nuôi tằm theo kỹ thuật mới.
“Khi dạy nghề ở xã Thiệu Ngọc (Thiệu Hóa) tôi phải đi đi về về, thậm chí ở lại nhà người dân 3 tháng ròng. Dạy ND phải cầm tay, chỉ việc; học đến đâu thực hành đến đó, chứ để lâu lâu là họ quên ngay”- ông Hùng cho hay. Nhờ ông, nghề trồng dâu, nuôi tằm ở Thiệu Đô nhân rộng khắp các xã trong, ngoài huyện.
Những năm gần đây, giá tơ tằm thấp, khó khăn về thị trường tiêu thụ nên nghề trồng dâu nuôi tằm bị thu hẹp. Để giúp ND có việc làm, ông liên hệ với Trường Trung cấp nghề tỉnh Bắc Ninh mở lớp dạy nghề nuôi thủy sản; liên kết với các công ty dạy ngoại ngữ và tuyển dụng con em trong xã đi xuất khẩu lao động. Trung bình mỗi năm Thiệu Đô có 70-80 lao động sang làm việc có thời hạn ở các nước Indonesia, Malaysia, Nhật Bản.
Không chỉ giúp ND có việc làm, ông Hùng còn là thành viên của Hội Khuyến học xã Thiệu Đô. Đến nay xã có 11 chi hội khuyến học, chi hội nào cũng có quỹ khuyến học, từ 5-18 triệu đồng/chi hội. Riêng ông năm nào cũng ủng hộ quỹ khuyến học 500.000 đồng. Không chỉ vậy, ông còn kết nối những người đi làm ăn xa quê ủng hộ tiền, hiện vật cho trẻ em khuyết tật, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Năm 2013, ông vận động ủng hộ 20 chiếc chăn ấm, áo ấm cho học sinh mẫu giáo, tiểu học; tặng xe đạp cho 1 em học sinh lớp 9 bị tai nạn có phương tiện đến trường...
Có thể bạn quan tâm

Nhờ linh hoạt trong phát triển kinh tế, chịu khó học hỏi và dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Thái Ngọc (ở ấp Hậu Hoa, xã Hậu Thành, Cái Bè) đã thoát nghèo và bắt đầu làm giàu từ mô hình nuôi thỏ, gà, chim bồ câu và cá tai tượng.

Thời gian qua, trên cây lúa ở các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên thường xuất hiện một số dịch bệnh rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá, bọ trĩ, đục thân, đạo ôn...

Trong khi nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn cả nước đang gặp khó khăn thì người dân ở thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) lại đang làm giàu từ nghề nuôi bò sữa.

Để lai tạo và cải thiện chất lượng đàn bò thịt, những năm qua nước ta đã tiến hành thụ tinh nhân tạo (TTNT) cho bò. Tuy nhiên, nguồn cung trong nước còn hạn chế, nước ta ngày càng phụ thuộc vào nguồn tinh nhập khẩu.

Về thị trấn Thuận An (Phú Vang - Thừa Thiên Huế) không ai không biết đến anh nông dân Võ Quý ở thôn Tân An. Không chỉ là Chi hội trưởng Hội Nông dân năng nổ, anh còn là một trong những tấm gương nông dân vượt khó, vươn lên làm giàu của huyện Phú Vang.