Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ông Hùng TMR

Ông Hùng TMR
Ngày đăng: 03/01/2015

Ông Dương Văn Hùng, xã Phượng Cách (Quốc Oai, Hà Nội) ông khẳng định sau hơn 1 năm triển khai, ứng dụng thức ăn hỗn hợp (TMR) đàn bò sữa của ông tăng cả số lượng và chất lượng.

Cụ thể: Từ 30 lên 42 con; sản lượng sữa tăng 1,5 - 2 lít/con/ngày; đặc biệt thể trạng đàn bỏ tốt, tỷ lệ mắc bệnh chậm sinh giảm hẳn so với trước.
Qua tìm hiểu được biết, ông Hùng được đi tham quan, học tập nhất là thăm quy trình sử dụng thức ăn TMR tại trại chăn nuôi bò sữa Mộc Châu (Sơn La); được Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội giúp đỡ công cụ máy trộn TMR, ông mạnh dạn đầu tư làm thêm nhà xưởng, sử dụng 100% thức ăn TMR cho đàn bò sữa của gia đình.
Chế biến thức ăn hỗn hợp TMR là một phương pháp nuôi dưỡng bò sữa mà ở đó tất cả thức ăn thô xanh, thức ăn hạt, phụ phẩm, thức ăn bổ sung khoáng, vitamin được phối hợp thành một hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh dinh dưỡng sau đó cho bò ăn tự do.
Nuôi bò bằng thức ăn TMR sẽ khắc phục được tình trạng bò lựa chọn những loại thức ăn mà chúng thích, vì vậy mà sử dụng được nhiều loại thức ăn hơn, kể cả tận dụng tất cả các loại phế phụ phẩm trong nông nghiệp như thân cây ngô, cây họ đậu, các loại cỏ trồng.
Thức ăn TMR phải được thực hiện theo công thức phối trộn cho từng nhóm bò, như nhóm bò đang vắt sữa có công thức riêng, nhóm bò đang cạn sữa có công thức riêng và bê cho ăn với một công thức riêng. Việc sử dụng như vậy sẽ đáp ứng khả năng hấp thu của từng cá thể bò để sinh trưởng, phát triển cũng như khả năng cho sữa của bò.
Lợi ích khi nuôi bò sữa bằng TMR được ông Hùng khẳng định là khắc phục được tình trạng bò lựa chọn những loại thức ăn mà chúng thích, vì vậy mà sử dụng được nhiều loại thức ăn hơn; kể cả những loại thức ăn kém ngon miệng như rơm khô.
Khi bò ăn vào một miếng thức ăn từ TMR trong đó đã cân đối các chất dinh dưỡng chính nên môi trường dạ cỏ ổn định hơn, tối ưu cho vi sinh vật hoạt động, vì vậy tiêu hoá thức ăn tốt hơn, giảm thiểu những rối loạn tiêu hoá và trao đổi chất thường gặp so với khi cho ăn riêng rẽ từng loại thức ăn.
Khi tính toán xây dựng khẩu phần, vật chất khô của mỗi nguyên liệu thức ăn đã được xác định, vì vậy vật chất khô của TMR cũng được xác định và khá ổn định trong suốt quá trình bò tiếp nhận thức ăn. Từ số lượng TMR bò tiêu thụ ông tính ngay được chính xác vật chất khô bò tiêu thụ trong ngày.
Nói các khác, nuôi bò bằng TMR dễ dàng xác định được chính xác lượng chất khô khẩu phần mà bò ăn vào, điều này đã giúp ông thay đổi hẳn tập quán chăn nuôi như trước đây.
Khi sử dụng thức ăn TMR, bò dễ dàng thoả mãn chất khô ăn vào hơn so với khi ăn riêng rẽ, vì vậy dễ dàng thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng hơn. Thực tế cho thấy bò nuôi bằng TMR cho năng suất sữa tăng từ 1 - 1,5 kg/con/ngày.
Mỡ sữa cũng tăng vì quá trình lên men ở dạ cỏ tốt hơn. Giá sữa luôn đáp ứng yêu cầu của nhà máy thu mua và thường đạt giá cao nhất so với các hộ xung quanh; giá sữa của ông bán ra cao hơn các hộ khác 200 - 500 đ/kg.
Nhờ kiểm soát tốt hơn thức ăn cung cấp, thức ăn tiêu thụ, vì vậy cũng kiểm soát tốt hơn chi phí thức ăn để từ đó ông Hùng giảm diện tích trồng cỏ cho bò nhưng lại nâng được số đầu bò/đơn vị diện tích đất, giảm nhân công lao động chăm sóc nuôi dưỡng từ đó tăng hiệu quả kinh tế.
Chính vì vậy, sau hơn một năm sử dụng đàn bò của ông đã tăng 12 con so với cùng thời điểm, trong khi đó số lượng nhân công lao động không tăng; Sản lượng sữa đàn bò tăng từ 5 tấn/chu kỳ lên 5,6 tấn/chu kỳ.
Với số lượng bò tăng, nhân công không tăng nên năm nay ông khẳng định thu nhập từ bò sữa cao hơn năm trước. Hiện tại, sau khi trừ chi phí đầu vào đầu ra và cả đầu tư việc xây dựng nhà xưởng để đặt máy gia đình ông với 3 lao động chính cũng cho thu nhập khoảng trên 30 triệu đ/tháng.
Từ hiệu quả trên, ông Hùng đã tập hợp nhiều bà con xung quanh khu vực để giúp họ cho bò ăn thức ăn TMR, trước là để “thí điểm”, sau là để bà con cùng sử dụng để cùng thay đổi tập quán chăn nuôi. Ông cũng chia sẻ cùng mọi người từ cách phối trộn đến cách cho ăn để bò làm quen dần với thức ăn TMR. Hiện tại đàn bò của gia đình ông đã sử dụng 100% thức ăn TMR cùng với việc phân nhóm bò và quản lý bò rất thuận lợi.
Tiếng lành đồn xa, thời gian qua ông Hùng đã được nhiều người chăn nuôi bò sữa trong và ngoài TP đến tham quan học tập. Ông cũng rất mong muốn trong thời gian tới được các cấp, các ngành, các cơ quan chuyên môn quan tâm hơn nữa để nhiều người sử dụng thức ăn TMR cho bò sữa như gia đình ông, để từ đó thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa phát triển.
Bên cạnh cái được khi sử dụng thức ăn TMR cũng đòi hỏi người chăn nuôi phải thực hiện nghiêm việc quản lý đàn bò, việc phân nhóm để chọn lựa công thức phối trộn.
Có 4 điểm cần chú ý để phối trộn thức ăn TMR như phải cân thức ăn chính xác, thời gian trộn và trình tự đưa nguyên liệu thức ăn vào trộn. Có như vậy mới đảm bảo chất lượng thức ăn TMR đúng tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, phải thực hiện tốt việc quản lý thức ăn đã phối trộn cũng như cách thức cho ăn mới đảm bảo việc sử dụng thức ăn TMR hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Người Nuôi Cá Sặc Bổi “Lao Đao” Người Nuôi Cá Sặc Bổi “Lao Đao”

Là loài cá đặc sản được ưa chuộng nhưng hiện nay, việc tìm đầu ra cho cá sặc bổi gặp khó khăn. Đến kỳ thu hoạch cá sặc bổi, nông dân liên hệ nhiều lần nhưng thương lái vẫn không thèm đến...

11/12/2014
Mô Hình Nuôi Ếch Và Cá Của Anh Lê Minh Sỹ Mô Hình Nuôi Ếch Và Cá Của Anh Lê Minh Sỹ

Sau nhiều năm bám ruộng độc canh cây lúa nhưng kinh tế gia đình vẫn không khá, anh Lê Minh Sỹ (khóm 3, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) tự tìm tòi, áp dụng thành công mô hình nuôi ếch cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

11/12/2014
Bảo Tồn Nguồn Gien Cá Rô Đồng Đầu Vuông Bảo Tồn Nguồn Gien Cá Rô Đồng Đầu Vuông

Song, quy mô sản xuất nhỏ và khâu quản lý, tuyển chọn cá bố mẹ chưa hợp lý nên phần nào ảnh hưởng xấu đến chất lượng di truyền lâu dài. Chủ nhiệm đề tài còn tìm được cá rô đồng đầu vuông có thể lai tạo với cá rô thường nên không thể bảo tồn được nguồn gien trong điều kiện tự nhiên.

11/12/2014
Dự Án MAM (Hà Lan) Tổ Chức Công Nhận 741 Hộ Nuôi Tôm Rừng Ngập Mặn Đạt Chuẩn Tôm Sinh Thái Dự Án MAM (Hà Lan) Tổ Chức Công Nhận 741 Hộ Nuôi Tôm Rừng Ngập Mặn Đạt Chuẩn Tôm Sinh Thái

Được sự hỗ trợ về vốn, giống và kỹ thuật từ các đơn vị tài trợ, trực tiếp là Dự án MAM thuộc Tổ chức Phát triển Hà Lan, xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển có 741 hộ dân tham gia đăng ký thực hiện mô hình nuôi tôm sinh thái, với diện tích 2.695 ha. Trong thời gian thực hiện mô hình, những hộ dân này đã được Ban quản lý dự án thường xuyên tập huấn về các quy trình kỹ thuật nuôi tôm, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, việc khai thác tôm nuôi…

11/12/2014
Ngư Dân Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Trúng Cá Khoai Và Ruốc Ngư Dân Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Trúng Cá Khoai Và Ruốc

Theo anh Nguyễn Trung Ồ (thôn Tân Thành, xã Quảng Công), đội thuyền của anh bình quân mỗi ngày đánh bắt trên 3 tạ ruốc và cá khoai. Sau khi trừ chi phí, ngư dân đi bạn được chia 800.000 - 1,5 triệu đồng/người/ngày.

11/12/2014