Ông Chủ Mát Tay Với Cam, Quất

Hơn 30 tuổi, có trong tay gần 2.000 gốc cam và quất, vườn cây ăn quả của anh Vũ Văn Dũng, phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội là địa chỉ cho nhiều ND đến tham quan, học hỏi.
Trước đây, anh Dũng lái xe cho một công ty nước ngoài có trụ sở tại Hà Nội. Lĩnh Nam quê anh diện tích đất nông nghiệp vẫn còn nhiều, trong khi bà con ND chỉ trồng rau là chính. Với lợi thế đất pha cát, anh thấy Lĩnh Nam rất thích hợp cho trồng các loại cây như cam, quất cảnh. "Đi nhiều nơi, nhưng tôi thấy không đâu bằng mảnh đất quê hương mình, làm giàu chính đáng trên quê hương vừa tạo được việc làm cho lao động nông thôn, hơn nữa lại được gần gia đình"- anh Dũng chia sẻ.
Để chuẩn bị tốt cho kế hoạch trồng cam, quất của mình, anh đến các trang trại ở Nam Định, Văn Giang (Hưng Yên) để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật. Có được vốn kiến thức kha khá, cùng với số vốn tích lũy của mình, anh yên tâm mua cây cam, quất giống ở Hưng Yên về trồng trên diện tích hơn 0,5ha của gia đình.
Anh Dũng cho hay: "Trồng quất mất rất nhiều công chăm sóc, nhất là khâu phòng, trị bệnh cũng như phải làm sao để ép cho quất ra quả đúng vào dịp tết mới thu lãi cao được. Phải phun thuốc sâu và bón phân theo đúng yêu cầu kỹ thuật và theo định kỳ, chủ yếu là bón phân NPK cùng với tro và bột đậu tương. Riêng quất, mỗi năm anh bán ra thị trường hơn 200 cây với giá trung bình 600.000 đồng/cây. Đặc biệt, quất chơi sau mỗi dịp tết có thể giữ lại gốc để dùng cho các năm tiếp theo. Với cam, anh chọn giống cam Canh đặc sản để trồng. Mỗi năm trang trại của anh bán ra thị trường 4-5 tấn cam, bỏ túi hơn 160 triệu đồng.
Bên cạnh đó, anh làm cây giống để phục vụ cho nhu cầu của nhân dân trong phường và các xã, phường lân cận.
Đến nay, trang trại cam, quất của anh có hơn 1ha. Tổng thu nhập mà anh Dũng thu về hàng năm gần 200 triệu đồng và tạo việc làm cho hàng chục lao động thời vụ tại địa phương.
Thấy phật thủ được giá, năm 2012, anh mạnh dạn thuê hơn 2ha đất của ND trong xã, mua giống về trồng. "Phật thủ không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là thuốc chữa bệnh nên ngại gì mà không đầu tư"- anh Dũng nói. Vụ thu hoạch sắp tới, phật thủ sẽ cho anh Dũng nguồn thu nhập đáng kể.
Có thể bạn quan tâm

Nâng tỷ lệ HTX khá, giỏi trong toàn tỉnh lên 70%; hạ tỷ lệ yếu kém xuống dưới 10% là mục tiêu cụ thể mà các địa phương, ngành chức năng muốn hướng đến từ nay đến năm 2016. Tuy nhiên, để HTX tồn tại và phát triển với chất lượng bền vững thì rất cần một “luồng gió mới” tiếp sức cho HTX.

Trở về với đời thường, dù mang trong mình nhiều thương tích, nhưng nhiều cựu chiến binh (CCB) ở Đức Phổ tiếp tục phát huy bản lĩnh của bộ đội Cụ Hồ. Họ không ngại khó, ngại khổ, tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật làm giàu cho mình và giúp đồng đội, bà con hàng xóm cải thiện cuộc sống...

Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM), hoạt động của các hình thức tổ chức kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn, mà nòng cốt là hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN ) đóng vai trò hết sức quan trọng để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Vụ đông năm nay, toàn tỉnh có kế hoạch gieo trồng 6.800 ha ngô, trong đó có 5.000ha ngô cao sản. Các giống ngô được đưa vào gieo trồng chủ yếu là LVN4, LVN99, LVN61, NK4300, NK66, NK6326, CP999, CP888… Toàn tỉnh phấn đấu năng suất ngô vụ đông bình quân đạt 42,5 tạ/ha, sản lượng đạt 28,9 nghìn tấn.

Dự án được thực hiện trong vòng 3 năm (2012-2014), với diện tích 2ha, do 30 hộ dân ở các xã: Quyết Thắng, Cao Ngạn và Lương sơn tham gia. Các hộ tham gia Dự án được hỗ trợ 60% giá giống, 40% giá vật tư, phân bón, được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật.