Ông Chủ Mát Tay Với Cam, Quất

Hơn 30 tuổi, có trong tay gần 2.000 gốc cam và quất, vườn cây ăn quả của anh Vũ Văn Dũng, phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội là địa chỉ cho nhiều ND đến tham quan, học hỏi.
Trước đây, anh Dũng lái xe cho một công ty nước ngoài có trụ sở tại Hà Nội. Lĩnh Nam quê anh diện tích đất nông nghiệp vẫn còn nhiều, trong khi bà con ND chỉ trồng rau là chính. Với lợi thế đất pha cát, anh thấy Lĩnh Nam rất thích hợp cho trồng các loại cây như cam, quất cảnh. "Đi nhiều nơi, nhưng tôi thấy không đâu bằng mảnh đất quê hương mình, làm giàu chính đáng trên quê hương vừa tạo được việc làm cho lao động nông thôn, hơn nữa lại được gần gia đình"- anh Dũng chia sẻ.
Để chuẩn bị tốt cho kế hoạch trồng cam, quất của mình, anh đến các trang trại ở Nam Định, Văn Giang (Hưng Yên) để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật. Có được vốn kiến thức kha khá, cùng với số vốn tích lũy của mình, anh yên tâm mua cây cam, quất giống ở Hưng Yên về trồng trên diện tích hơn 0,5ha của gia đình.
Anh Dũng cho hay: "Trồng quất mất rất nhiều công chăm sóc, nhất là khâu phòng, trị bệnh cũng như phải làm sao để ép cho quất ra quả đúng vào dịp tết mới thu lãi cao được. Phải phun thuốc sâu và bón phân theo đúng yêu cầu kỹ thuật và theo định kỳ, chủ yếu là bón phân NPK cùng với tro và bột đậu tương. Riêng quất, mỗi năm anh bán ra thị trường hơn 200 cây với giá trung bình 600.000 đồng/cây. Đặc biệt, quất chơi sau mỗi dịp tết có thể giữ lại gốc để dùng cho các năm tiếp theo. Với cam, anh chọn giống cam Canh đặc sản để trồng. Mỗi năm trang trại của anh bán ra thị trường 4-5 tấn cam, bỏ túi hơn 160 triệu đồng.
Bên cạnh đó, anh làm cây giống để phục vụ cho nhu cầu của nhân dân trong phường và các xã, phường lân cận.
Đến nay, trang trại cam, quất của anh có hơn 1ha. Tổng thu nhập mà anh Dũng thu về hàng năm gần 200 triệu đồng và tạo việc làm cho hàng chục lao động thời vụ tại địa phương.
Thấy phật thủ được giá, năm 2012, anh mạnh dạn thuê hơn 2ha đất của ND trong xã, mua giống về trồng. "Phật thủ không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là thuốc chữa bệnh nên ngại gì mà không đầu tư"- anh Dũng nói. Vụ thu hoạch sắp tới, phật thủ sẽ cho anh Dũng nguồn thu nhập đáng kể.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 2-4, ông Lê Hoàng Việt, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) cho biết, sau khi Tổ Kiểm tra gồm Chi cục Thú y tỉnh, Phòng NN&PTNT huyện và UBND xã Tân Thành tiến hành thẩm tra thực tế thì tổng diện tích thiệt hại do nghêu chết là 1.153,5 ha.

Thời gian qua, giá heo hơi tại nhiều địa phương ở TP Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã tuột xuống dưới mức giá thành sản xuất, khiến nhiều hộ chăn nuôi heo bị lỗ vốn nặng. Người nuôi điêu đứng, trong khi giá thức ăn chăn nuôi và nhiều loại chi phí đầu vào phục vụ cho chăn nuôi heo tăng lũy tiến hoặc đứng ở mức cao. Bất cập kéo dài làm không ít hộ nuôi nhỏ phải bỏ chuồng, thu hẹp qui mô vì khó kiếm lời trong tình cảnh giá bán giảm, giá thành sản xuất tăng.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), đến thời điểm này, người dân trong huyện đã kết thúc 2 vụ nuôi tôm của năm 2013; sản lượng đạt 1.609 tấn, giảm hơn 200 tấn so với năm ngoái.

Cùng với con trâu, con bò và gắn với đồng ruộng, những năm gần đây xã Hòa Mục (Chợ Mới - Bắc Kạn) đã có sự đổi thay rõ rệt trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát huy thế mạnh đồi rừng, cuộc sống của bà con đã có sự chuyển biến rõ rệt.

Hàng chục hộ dân của hai thôn Bàu Giêng và Thắng Hải, xã Thắng Hải (Hàm Tân - Bình Thuận) đang gửi đơn kêu cứu, vì không thể chịu đựng được tình trạng ô nhiễm môi trường do nuôi tôm công nghiệp. Với mức độ xả nước thải dày đặc từ những hồ nuôi tôm thẻ chân trắng có diện tích rộng từ 2.000 - 3.000 m2 nơi đây, nếu không có giải pháp xử lý, khả năng sẽ ngày càng ô nhiễm nặng đến nguồn nước sinh hoạt.