Ông Chủ Mát Tay Với Cam, Quất

Hơn 30 tuổi, có trong tay gần 2.000 gốc cam và quất, vườn cây ăn quả của anh Vũ Văn Dũng, phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội là địa chỉ cho nhiều ND đến tham quan, học hỏi.
Trước đây, anh Dũng lái xe cho một công ty nước ngoài có trụ sở tại Hà Nội. Lĩnh Nam quê anh diện tích đất nông nghiệp vẫn còn nhiều, trong khi bà con ND chỉ trồng rau là chính. Với lợi thế đất pha cát, anh thấy Lĩnh Nam rất thích hợp cho trồng các loại cây như cam, quất cảnh. "Đi nhiều nơi, nhưng tôi thấy không đâu bằng mảnh đất quê hương mình, làm giàu chính đáng trên quê hương vừa tạo được việc làm cho lao động nông thôn, hơn nữa lại được gần gia đình"- anh Dũng chia sẻ.
Để chuẩn bị tốt cho kế hoạch trồng cam, quất của mình, anh đến các trang trại ở Nam Định, Văn Giang (Hưng Yên) để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật. Có được vốn kiến thức kha khá, cùng với số vốn tích lũy của mình, anh yên tâm mua cây cam, quất giống ở Hưng Yên về trồng trên diện tích hơn 0,5ha của gia đình.
Anh Dũng cho hay: "Trồng quất mất rất nhiều công chăm sóc, nhất là khâu phòng, trị bệnh cũng như phải làm sao để ép cho quất ra quả đúng vào dịp tết mới thu lãi cao được. Phải phun thuốc sâu và bón phân theo đúng yêu cầu kỹ thuật và theo định kỳ, chủ yếu là bón phân NPK cùng với tro và bột đậu tương. Riêng quất, mỗi năm anh bán ra thị trường hơn 200 cây với giá trung bình 600.000 đồng/cây. Đặc biệt, quất chơi sau mỗi dịp tết có thể giữ lại gốc để dùng cho các năm tiếp theo. Với cam, anh chọn giống cam Canh đặc sản để trồng. Mỗi năm trang trại của anh bán ra thị trường 4-5 tấn cam, bỏ túi hơn 160 triệu đồng.
Bên cạnh đó, anh làm cây giống để phục vụ cho nhu cầu của nhân dân trong phường và các xã, phường lân cận.
Đến nay, trang trại cam, quất của anh có hơn 1ha. Tổng thu nhập mà anh Dũng thu về hàng năm gần 200 triệu đồng và tạo việc làm cho hàng chục lao động thời vụ tại địa phương.
Thấy phật thủ được giá, năm 2012, anh mạnh dạn thuê hơn 2ha đất của ND trong xã, mua giống về trồng. "Phật thủ không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là thuốc chữa bệnh nên ngại gì mà không đầu tư"- anh Dũng nói. Vụ thu hoạch sắp tới, phật thủ sẽ cho anh Dũng nguồn thu nhập đáng kể.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu tháng 4 đến nay do tiết trời nóng bức, giá dừa uống nước tăng mạnh từ 50.000 đồng - 60.000 đồng/chục (12 trái) tháng trước lên 70.000 đồng - 80.000 đồng/chục hiện nay.

Sầu riêng còn 50% giá so với đầu mùa Vài tuần nay, nhiều loại trái cây vào mùa thu hoạch rộ nên dẫn đến tình trạng dội chợ, rớt giá. Cụ thể, sầu riêng Ri 6 đầu mùa có giá 75.000 - 80.000 đ/kg, hiện còn 35.000 - 40.000 đ/kg, sầu riêng Monthoong còn 30.000 - 40.000 đ/kg, sầu riêng chuồng bò 40.000 - 50.000 đ/kg.

Ngày 24-4, Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội thảo về dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Khánh Sơn đến năm 2025”.

Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá cao công tác phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long tại các địa phương. Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa ban hành Thông báo số 3021/TB-BNN-VP về kết luận của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại Hội nghị Sơ kết Tháng hành động phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, ba tháng đầu năm nay VN đã nhập khẩu 115.242 con trâu bò sống với giá trị xấp xỉ 124 triệu USD, tăng lần lượt 74,6% về số lượng và 107% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.