Ông Châu Văn Quầy, Người Nông Dân Chăm Điển Hình Sản Xuất Giỏi

Ông Châu Văn Quầy, thôn Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc) tuy đã bước qua tuổi ngũ tuần nhưng ông vẫn còn mang dáng hình vạm vỡ, rắn rỏi của con người yêu lao động.
Nhiều năm nay, ông đã gắn bó, tận tụy với nghề chăn nuôi từ nuôi bò, nuôi heo nái, nuôi dê rồi nuôi cừu. Hiện gia đình ông duy trì đàn cừu 120 con và 15 con bò, trong đó có 70 con cừu trong tuổi sinh sản. Cứ 2 năm 3 lứa, mỗi lứa cừu đẻ 1- 2 con. Cừu được nuôi bán thịt hoặc con giống. Ông chỉ xuất bán con đực, giữ lại những con cái làm cừu sinh sản, vừa thu về tiền lời, vừa phát triển thêm số lượng đàn. Với giá cừu thịt 76.000 – 78.000đ/kg hàng năm gia đình ông thu nhập không dưới 45 triệu đồng.
Cừu là vật nuôi vốn thích ăn cỏ, lá cây, thức ăn thô khô như cỏ khô. Để đảm bảo nguồn thức ăn ổn định, gia đình ông đã dành một phần diện tích đất trồng cỏ làm thức ăn dự trữ. Giữa vùng đất khô hạn nhưng đồng cỏ của ông luôn tươi tốt nhờ được bón phân, tưới nước. Nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước về con giống, chất lượng đàn cừu thay đổi rõ rệt, tăng trọng lượng và chất lượng thịt hàng hóa. Thêm điều kiện thuận lợi nữa là nuôi cừu dễ tìm đầu ra, dễ bán thịt, giá cao.
Với nguồn nước tưới đảm bảo từ hệ thống kênh Nha Trinh và hồ sông Trâu, ông đầu tư mở rộng diện tích lúa, gieo trồng thêm lúa giống nguyên chủng. Đến nay, gia đình ông có 7 ha lúa. Năng suất trung bình đạt 5 tấn/ha, sản lượng ước tính 35 tấn mỗi vụ. Trừ mọi chi phí, gia đình ông thu về 50 triệu đồng. Cộng thêm các phụ thu từ nuôi bò, nuôi gà, bình quân thu nhập của gia đình đạt trên 100 triệu đồng/năm. Ông mộc mạc chia sẻ: - Thứ bây giờ mình có chính là uy tín, kinh nghiệm qua nhiều năm chăn nuôi. Muốn phát triển sản xuất lâu dài, ổn định, phải tính toán và làm từng bước một. Chỉ những vật chất do mình tạo ra mới làm nên giá trị bền vững.
Những năm qua, ông được UBND tỉnhtặng Bằng khen và nhiều giấy khen của các cấp, các ngành. Ông Quầy luôn nhạy bén, tìm hướng phát triển kinh tế vững chắc trên mảnh đất quê hương, là gương sáng cho bà con nông dân trong vùng học tập.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây, việc bùng phát nuôi tôm thẻ chân trắng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung, An Giang nói riêng đã khiến cho chính quyền và các nhà chuyên môn vô cùng lo lắng, bởi đi liền với hiệu quả kinh tế thì có không ít rủi ro với đối tượng nuôi mới này.

Một lần nữa ngành chăn nuôi rơi vào cảnh lao đao. Cách đây hai năm, ngành chăn nuôi cũng rơi vào khó khăn. Năm 2012, để cứu ngành này, nhiều ý kiến đề xuất gói cứu trợ 9.000 tỷ đồng. Giờ đây, một đề xuất tương tự đang lặp lại.

Nhiều người cho rằng để ao “trắng” như vậy khá là phí, khi mà ngay sau vụ tôm có thể nuôi kế vài loại cá khác. Thế nhưng theo ông Việt khẳng định, là người nuôi tôm có kinh nghiệm thì không nên tiếc rẻ như vậy, ngược lại nên chuẩn bị tốt các điều kiện để tập trung cho vụ nuôi mới.

Sau hơn mười năm phát triển ở vùng đất cù lao Tân Thuận Đông, TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp), nhãn Idor (còn gọi là nhãn Thái) từng bước khẳng định vị thế là cây trồng đầy tiềm năng ở xứ cồn. Nhờ trồng nhãn Idor mà nhiều gia đình thoát được cảnh nghèo túng, phất lên làm giàu.

Trong sản xuất nông nghiệp, giống luôn đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến năng suất và chất lượng. Còn trong nuôi thuỷ sản, con giống lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn, góp phần không nhỏ vào sự thành công hay thất bại của vụ nuôi.