Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ông Châu Văn Quầy, Người Nông Dân Chăm Điển Hình Sản Xuất Giỏi

Ông Châu Văn Quầy, Người Nông Dân Chăm Điển Hình Sản Xuất Giỏi
Ngày đăng: 29/07/2013

Ông Châu Văn Quầy, thôn Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc) tuy đã bước qua tuổi ngũ tuần nhưng ông vẫn còn mang dáng hình vạm vỡ, rắn rỏi của con người yêu lao động.

Nhiều năm nay, ông đã gắn bó, tận tụy với nghề chăn nuôi từ nuôi bò, nuôi heo nái, nuôi dê rồi nuôi cừu. Hiện gia đình ông duy trì đàn cừu 120 con và 15 con bò, trong đó có 70 con cừu trong tuổi sinh sản. Cứ 2 năm 3 lứa, mỗi lứa cừu đẻ 1- 2 con. Cừu được nuôi bán thịt hoặc con giống. Ông chỉ xuất bán con đực, giữ lại những con cái làm cừu sinh sản, vừa thu về tiền lời, vừa phát triển thêm số lượng đàn. Với giá cừu thịt 76.000 – 78.000đ/kg hàng năm gia đình ông thu nhập không dưới 45 triệu đồng.

Cừu là vật nuôi vốn thích ăn cỏ, lá cây, thức ăn thô khô như cỏ khô. Để đảm bảo nguồn thức ăn ổn định, gia đình ông đã dành một phần diện tích đất trồng cỏ làm thức ăn dự trữ. Giữa vùng đất khô hạn nhưng đồng cỏ của ông luôn tươi tốt nhờ được bón phân, tưới nước. Nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước về con giống, chất lượng đàn cừu thay đổi rõ rệt, tăng trọng lượng và chất lượng thịt hàng hóa. Thêm điều kiện thuận lợi nữa là nuôi cừu dễ tìm đầu ra, dễ bán thịt, giá cao.

Với nguồn nước tưới  đảm bảo từ hệ thống kênh Nha Trinh và hồ sông Trâu, ông đầu tư mở rộng diện tích lúa, gieo trồng thêm lúa giống nguyên chủng. Đến nay, gia đình ông có 7 ha lúa. Năng suất trung bình đạt 5 tấn/ha, sản lượng ước tính 35 tấn mỗi vụ. Trừ mọi chi phí, gia đình ông thu về 50 triệu đồng. Cộng thêm các phụ thu từ nuôi bò, nuôi gà, bình quân thu nhập của gia đình đạt trên 100 triệu đồng/năm. Ông mộc mạc chia sẻ: - Thứ bây giờ mình có chính là uy tín, kinh nghiệm qua nhiều năm chăn nuôi. Muốn phát triển sản xuất lâu dài, ổn định, phải tính toán và làm từng bước một. Chỉ những vật chất do mình tạo ra mới làm nên giá trị bền vững.

Những năm qua, ông được UBND tỉnhtặng Bằng khen và nhiều giấy khen của các cấp, các ngành. Ông Quầy luôn nhạy bén, tìm hướng phát triển kinh tế vững chắc trên mảnh đất quê hương, là gương sáng cho bà con nông dân trong vùng học tập.


Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.300 ha trồng cây có múi Hơn 1.300 ha trồng cây có múi

Đến nay, tổng diện tích cây có múi trên địa bàn 3 xã Tân Định, Lạc An và Hiếu Liêm (Bình Dương) khoảng 1.300 ha. Tổng giá trị sản xuất đối với cây ăn quả chính trên địa bàn huyện (bưởi, cam, quýt) ước đạt từ 137 - 192 tỷ đồng/năm

16/09/2015
Hiệu quả từ mô hình sản xuất sầu riêng đạt chứng nhận VietGap Hiệu quả từ mô hình sản xuất sầu riêng đạt chứng nhận VietGap

Huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là huyện trọng điểm về sản xuất nông nghiệp, diện tích vườn cây ăn trái trên 14.300 ha, trong đó diện tích trồng sầu riêng hơn 7000 ha.

16/09/2015
Cam Quỳ Hợp đặc sản của Nghệ An Cam Quỳ Hợp đặc sản của Nghệ An

Được trồng nhiều tại địa bàn các xã Nghĩa Xuân, Minh Hợp, Văn Lợi, Hạ Sơn... Cam Quỳ Hợp với hương vị thơm ngọt đặc trưng, từ lâu đã được đánh giá là đặc sản của Nghệ An.

16/09/2015
Xoài nghịch vụ giá tăng từ 5.000-10.000 đồng/kg Xoài nghịch vụ giá tăng từ 5.000-10.000 đồng/kg

Những ngày gần đây, tại một số địa phương trong tỉnh Hậu Giang, các thương lái vào tận vườn thu mua xoài cát hòa lộc, xoài cát chu với giá 20.000 - 30.000 đồng/kg (tùy loại), tăng 5.000 - 10.000 đồng/kg so với vụ trước.

16/09/2015
Mô hình xoài ghép ở Hát Lót Sơn La Mô hình xoài ghép ở Hát Lót Sơn La

Nằm trong chương trình cải tạo vườn cây ăn quả, trong những năm qua, các hộ dân xã Hát Lót (Mai Sơn - Sơn La) đã mạnh dạn đầu tư để ghép vườn xoài.

16/09/2015