Ông Châu Văn Quầy, Người Nông Dân Chăm Điển Hình Sản Xuất Giỏi

Ông Châu Văn Quầy, thôn Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc) tuy đã bước qua tuổi ngũ tuần nhưng ông vẫn còn mang dáng hình vạm vỡ, rắn rỏi của con người yêu lao động.
Nhiều năm nay, ông đã gắn bó, tận tụy với nghề chăn nuôi từ nuôi bò, nuôi heo nái, nuôi dê rồi nuôi cừu. Hiện gia đình ông duy trì đàn cừu 120 con và 15 con bò, trong đó có 70 con cừu trong tuổi sinh sản. Cứ 2 năm 3 lứa, mỗi lứa cừu đẻ 1- 2 con. Cừu được nuôi bán thịt hoặc con giống. Ông chỉ xuất bán con đực, giữ lại những con cái làm cừu sinh sản, vừa thu về tiền lời, vừa phát triển thêm số lượng đàn. Với giá cừu thịt 76.000 – 78.000đ/kg hàng năm gia đình ông thu nhập không dưới 45 triệu đồng.
Cừu là vật nuôi vốn thích ăn cỏ, lá cây, thức ăn thô khô như cỏ khô. Để đảm bảo nguồn thức ăn ổn định, gia đình ông đã dành một phần diện tích đất trồng cỏ làm thức ăn dự trữ. Giữa vùng đất khô hạn nhưng đồng cỏ của ông luôn tươi tốt nhờ được bón phân, tưới nước. Nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước về con giống, chất lượng đàn cừu thay đổi rõ rệt, tăng trọng lượng và chất lượng thịt hàng hóa. Thêm điều kiện thuận lợi nữa là nuôi cừu dễ tìm đầu ra, dễ bán thịt, giá cao.
Với nguồn nước tưới đảm bảo từ hệ thống kênh Nha Trinh và hồ sông Trâu, ông đầu tư mở rộng diện tích lúa, gieo trồng thêm lúa giống nguyên chủng. Đến nay, gia đình ông có 7 ha lúa. Năng suất trung bình đạt 5 tấn/ha, sản lượng ước tính 35 tấn mỗi vụ. Trừ mọi chi phí, gia đình ông thu về 50 triệu đồng. Cộng thêm các phụ thu từ nuôi bò, nuôi gà, bình quân thu nhập của gia đình đạt trên 100 triệu đồng/năm. Ông mộc mạc chia sẻ: - Thứ bây giờ mình có chính là uy tín, kinh nghiệm qua nhiều năm chăn nuôi. Muốn phát triển sản xuất lâu dài, ổn định, phải tính toán và làm từng bước một. Chỉ những vật chất do mình tạo ra mới làm nên giá trị bền vững.
Những năm qua, ông được UBND tỉnhtặng Bằng khen và nhiều giấy khen của các cấp, các ngành. Ông Quầy luôn nhạy bén, tìm hướng phát triển kinh tế vững chắc trên mảnh đất quê hương, là gương sáng cho bà con nông dân trong vùng học tập.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian ươm rau giống thường từ tháng 6 đến tháng 12 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên năm nay, để đáp ứng cho việc khôi phục diện tích rau màu sau đợt mưa, có thể thời gian ươm giống sẽ kéo dài hơn. Khoảng từ 20-25 ngày là người trồng có thể thu hoạch được một lứa

Theo định hướng phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, những năm qua, TP Cần Thơ đã triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm nâng cao chất lượng đầu ra cho ngành lúa gạo thành phố. Trong đó, mô hình Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) đã khẳng định hiệu quả bước đầu và được nông dân trồng lúa đồng thuận hưởng ứng. Hiện nay, ngành nông nghiệp TP Cần Thơ đang tập trung vận động doanh nghiệp, nông dân tham gia nhân rộng mô hình tạo tiền đề tiến tới liên kết sản xuất lúa theo hướng VietGAP.

Tiến sĩ Addison Lawrence - Một nhà khoa học nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu AgriLife Texas đã nghiên cứu thành công một công nghệ mới, hứa hẹn mang đến cuộc cách mạng cho ngành tôm

Không đòi hỏi diện tích và chi phí cao nhưng lại cho lợi nhuận khá hấp dẫn, nuôi dê thịt đã và đang là mô hình được nhiều hộ tại xã Long Hòa (Phú Tân - An Giang) thực hiện. Cũng nhờ mô hình này mà ông Nguyễn Văn Kìa, ngụ ấp Long Hòa 1 đã có điều kiện cải thiện kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Là vùng đất phèn, qua nhiều thế hệ, người dân xã Hỏa Tiến, TP.Vị Thanh (Hậu Giang) đã quen với cây khóm, loại cây đặc sản của vùng đất Hậu Giang. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, nhiều người đã cải tạo đất trồng mía thay khóm, cho hiệu quả kinh tế cao hơn.