Ông Chamaleá Hái Thoát Nghèo Bền Vững

Ông Chamaleá Hái, 70 tuổi ở thôn Tà Lọt (xã Phước Hòa, huyện Bác Ái) chịu thương chịu khó làm ăn vươn lên thoát nghèo nhờ sản xuất nông nghiệp
Năm 2003, ông Hái mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội mua 2 con bò giống 14 triệu đồng về nuôi. Nhờ chăm sóc chu đáo nên bò lớn nhanh và sinh sản tốt, ông bán dần để có vốn phát triển sản xuất. Hiện nay, ông còn 4 con bò cái giống, trị giá mỗi con hơn 10 triệu đồng. Ông canh tác 4 sào ruộng lúa nước và 1,2 mẫu đất trồng bắp. Mỗi năm gieo trồng 2 vụ, trừ hết chi phí sản xuất, ông thu lãi khoảng 50 triệu đồng/năm. Nhờ chăn nuôi kết hợp trồng trọt hiệu quả, gia đình ông Hái có cuộc sống ổn định, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Mướp 7 lá là loại cây trồng không còn xa lạ với người nông dân. Cùng với giá trị kinh tế mang lại, trong những năm trở lại đây ở Vĩnh Phúc, mướp 7 lá đã thay thế cây lúa trở thành cây trồng chủ lực của nhiều địa phương như Kim Long (Tam Dương), Tân Cương (Vĩnh Tường) cho hiệu quả kinh tế cao.

Do thời tiết nắng nóng kéo dài, năng suất và sản lượng các loại rau trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã sụt giảm so với những tháng trước.

Từ đầu năm đến nay, người trồng rau tại khu vực phía Đông tỉnh Gia Lai phải trải qua hai vụ mùa điêu đứng. Những tưởng cây ớt sẽ đem lại chút hy vọng sau vụ rau, dưa thất bát nhưng thị trường lại một lần nữa chẳng chiều lòng người…

Ngày 26.4, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN&KN) tỉnh Bình Định và đại diện của Tổ chức SNV (Hà Lan) đã bàn giao và trình diễn mô hình máy cuốn rơm cho HTXNN Phước Hưng, huyện Tuy Phước.

Sau hơn một năm trồng thử nghiệm 3 ha cây sơn tra, theo đánh giá của Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Hà (Lào Cai), loài cây này phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, phát triển tốt và có nhiều triển vọng giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo.