Ổn Định Giá Tôm Nguyên Liệu

Những ngày gần đây giá tôm ở đồng bằng sông Cửu Long đã tăng trở lại. Tại Bạc Liêu, giá thu mua tôm chân trắng loại 60 con/kg giá 116 nghìn đồng/kg, tôm loại 70 con/kg giá 112.000 đồng/kg, tôm loại 90 con/kg giá 100 nghìn đồng/kg..., bình quân tăng 10-20 nghìn đồng/kg so thời điểm đầu tháng 6/2014.
Trong khi đó, tôm sú loại 20 con/kg cũng tăng lên mức 260 nghìn đồng/kg, tôm sú loại 30 con/kg giá 230 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên mức giá này vẫn chưa bảo đảm cho người nuôi có lãi, mà chỉ giữ mức hòa vốn. Chính vì vậy, bà con muốn tiếp tục giữ tôm để chờ giá. Song khó khăn hiện nay là giá thức ăn cho tôm.
Cụ thể, với diện tích thả nuôi khoảng 6.000 m2, thì mỗi ngày, người nuôi tôm phải bỏ ra gần hai triệu đồng chi phí thức ăn. Do đó, nhiều hộ không có khả năng tài chính, vẫn phải bán tôm để trang trải các chi phí.
Nếu giá tôm thời gian tới vẫn ở mức như hiện nay thì các hộ nuôi sẽ gặp rất nhiều khó khăn, có thể sẽ dẫn đến tình trạng "treo ao". Ðó là chưa kể dịch bệnh trên tôm có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào là nguyên nhân tiềm ẩn cho sự thất bát.
Hiện tôm chân trắng và tôm sú vẫn là mặt hàng xuất khẩu chính của ngành thủy sản nước nhà. Trong năm tháng đầu năm 2014, xuất khẩu tôm cả nước đạt 1,4 tỷ USD, tăng 63% so cùng kỳ năm trước, chiếm khoảng 49% kim ngạch xuất khẩu thủy sản.
Người nuôi tôm vùng đồng bằng sông Cửu Long mong muốn các ngành chức năng có giải pháp kịp thời ổn định giá tôm nguyên liệu.
Ðồng thời, theo dõi, nắm bắt sát nhu cầu thị trường để định hướng kế hoạch sản xuất cho người nuôi tôm ngay từ đầu vụ nuôi, giúp người dân yên tâm sản xuất, hạn chế tình trạng bị thương lái ép giá nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, diện tích na dai toàn huyện Lục Nam (Bắc Giang) là 1.720ha, vượt 72% so với mục tiêu.

Thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm nhưng gia đình bà vẫn ở căn nhà vách gỗ, nền đất. Bà bảo thích ở như vậy cho thoải mái. Nhưng qua câu chuyện, chúng tôi biết ước mơ của bà rất lớn. Đó là đầu tư cho sản phẩm của mình để được xuất sang thị trường nước ngoài.

Người đi đầu trong việc đưa cây thanh long ruột đỏ về trồng thử nghiệm tại huyện Vĩnh Linh là anh Nguyễn Văn Quang ở tại thôn Tân Thủy (xã Vĩnh Thủy).

Mỗi năm gia đình ông Nguyễn Văn Thu, xã Hoàng Lâu, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) xuất bán khoảng 3.000 tấn lợn hơi, 2.000 con lợn giống và hàng chục tấn cá, lãi hơn 2 tỷ đồng.

Ngày 25.9, theo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, sau 4 vụ trồng khảo nghiệm, đơn vị đã xác định 3 giống lúa GSR50, GSR38 và GSR90 có tính chống chịu mặn cao, sẽ đưa vào sản xuất đại trà trên 600ha ruộng nhiễm mặn ven biển của tỉnh.